Mục tiêu của chiến lược đối ngoại quốc phòng của Lào

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 76 - 78)

Từ khi giành độc lập đến nay, QĐND Lào đã góp phần tích cực trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng NDC Lào là bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, quá trình tổ chức thực hiện của Quân đội Lào

gắn liền với việc thực hiện CSĐN và đường lối đổi mới toàn diện, có nguyên tắc của Đảng và Chính phủ Lào trong từng giai đoạn, nhất là việc tăng cường hợp tác về quân sự trong tình hình mới với các nước láng giềng, bạn bè chiến lược, các nước thành viên AS AN và các nước khác trong các lĩnh vực như: chính trị- an ninh, quân sự, ngoại giao-đối ngoại, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước để mang lợi ích cho quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào cũng như góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định về chính trị trong khu vực và quốc tế.

Để thực hiện chiến lược ĐNQP, Lào nhất quán đường lối quốc phòng-an ninh toàn diện là điều kiện đảm bảo cho sự ổn định quốc gia, nhất là bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Đây là nhiệm vụ chiến lược ưu tiên của Lào. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ này, Lào phải tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực quốc phòng ngày càng vững mạnh và từng bước hiện đại, đồng thời trở thành lực lượng nòng cốt, thủy chung và hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng NDC Lào và có sự phối hợp, hỗ trợ với các lĩnh vực khác trong việc phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường quan hệ hợp tác đối ngoại.

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Lào tập trung xây dựng nền tảng, cơ sở quốc phòng-an ninh toàn diện. ục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng của Lào là luôn coi trọng việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước. Lào thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất “h bình, ộ lậ , tự ệ, hữ nghị hợ t ồng ề , thể h ện ở h trư ng không sử dụng ũ lự hoặ e dọ sử dụng ũ lự trong n hệ ố tế, g ả ết mọ bất ồng tr nh hấ ớ ố g h bằng b ện h h bình”

[101; tr.4]. Lào chủ trương từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chủ yếu nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để phòng thủ và tự vệ đất nước một cách chính đáng. Lào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu các quốc gia khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của mình. Bên cạnh đó, Lào phản đối bất cứ hành động chạy đua vũ trang gây ra bất ổn tại khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung củng cố và xây dựng lực lượng chính quy vững mạnh như từng bước bảo đảm cơ sở vật chất-k thuật, phân bổ phương tiện và trang bị k thuật hiện đại cho các quân, binh chủng, trong đó tập trung củng cố năng lực và công tác quản lý hiệu quả để xây dựng lực lượng chính quy, có khả năng chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Đồng thời, tiến hành củng cố xây dựng lực lượng quân đội địa phương, lực lượng dân quân tự vệ có chất lượng, có đủ khả năng trở thành lực lượng phòng ngự-hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xảy ra ở địa phương [101; tr.5-6].

Một phần của tài liệu Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)