(1) Đảng NDC Lào có phương thức lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện trong công tác đối ngoại, coi hoạt động đối ngoại là một mặt trận quan trọng trong việc bảo vệ độc lập, củng cố môi trường hòa bình, tìm kiếm, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển và nâng cao vị thế đất nước, phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Có thể thấy, hoạt động đối ngoại được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối để thực hiện thành công nhiệm vụ của cách mạng ở từng giai đoạn, nhất là trong ĐNQP. Phương thức lãnh đạo phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước và sự vận động, biến đổi của môi trường quốc tế được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
Một l , Đảng lãnh đạo hoạt động ĐNQP thông qua xây dựng và đề ra đường lối, chủ trương, chiến lược, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Lào trong từng giai đoạn và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đó, nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đồng thời đưa ra những phương hướng và các giải pháp lớn về ĐNQP, phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và trong nước.
Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị
từ trung ương đến địa phương nhằm thể chế hóa, quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng thành chương trình hoạt động cụ thể của Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng.
Ba là, Đảng lãnh đạo xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo lực lượng phụ trách
công tác đối ngoại và nâng cao nhận thức cho toàn dân về đối ngoại và ĐNQP.
Bốn l , Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của các ngành, các cấp, các lực
lượng xã hội tham gia công tác đối ngoại và ĐNQP.
- Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện, đồng thời coi hoạt động đối ngoại là mặt trận quan trọng. Đây vừa là phương thức và đồng thời là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và ĐNQP. Trên cơ sở đó, Đảng tiến hành hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược hoạt động đối ngoại đến tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại đó, tổ chức kiểm tra và kịp thời rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại đối với từng nước, nhóm nước cụ thể theo giai đoạn để có những chiến lược, chính sách dài hạn.
(2) Nguyên tắc hoạt động đối ngoại của Lào là để thực hiện thành công chiến lược đối ngoại, phải nắm vững nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại là kiên định tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ việc giải quyết những vấn đề bất đồng và tranh chấp giữa các nước bằng thương lượng hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chống việc lấy cớ để can thiệp vào công việc nội bộ hoặc xâm lược nước khác; ủng hộ việc xây dựng trật tự thế giới mới về mặt chính trị, kinh tế công bằng và phù hợp trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế.
(3) Về phương châm, Đảng NDC Lào quán triệt những phương châm chủ yếu trong hoạt động đối ngoại sau: (i) Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế; (ii) Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại; (iii) Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; (iv) Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
(4) Chủ trương hoạt động đối ngoại: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình bối cảnh quốc tế mới, Đảng chuyển chủ trương: (i) Chuyển hoạt động đối ngoại từ chung chung sang cụ thể bằng việc chú trọng hợp tác kinh tế nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, k thuật và kinh nghiệm để phát triển đất nước; (ii) Gắn kết quan hệ chính trị, đối ngoại và hợp tác kinh tế với quốc phòng -an ninh, luôn luôn giữ thế chủ động trước tình hình biến đổi cũng như trước âm mưu của lực lượng thù địch; (iii) Công tác mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế phải làm từng bước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể, chủ động hoạt động, đảm bảo hiệu quả, giữ được bản lĩnh về con đường lựa chọn; (iv) Thực hiện quan hệ đa dạng, đa phương hóa, đa hình thức để góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội; (v) Thực hiện ngoại giao mềm dẻo trên cơ sở nguyên tắc chiến lược và sách lược cũng như phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương với nhau, giữa trung ương với địa phương, giữa các địa phương với địa phương với nhau, giữa trong với ngoài nước, hoạt động theo cơ chế, quy chế hài hòa, thống nhất thông suốt và tập trung.
1.2.4. Tầm quan trọng của việc củng cố và nâng cao ức mạnh quốc phòng của Lào, mở rộng đối ngoại quốc phòng
* Nâng cao tiềm lực quốc phòng của Lào
Tiềm lực quốc phòng Lào là một thành tố rất quan trọng trong sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Lào và xây dựng phát triển đất nước. Tiềm lực quốc phòng của Lào là tiềm lực mọi mặt của đất nước cả về chính trị-tư tưởng, kinh tế, khoa học-công nghệ và quân sự.
Về chính trị: Sức mạnh về lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ và thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Để hình thành sức mạnh về chính trị-tinh thần, Lào tiếp tục củng cố lòng yêu nước, lòng tự
hào, tự tôn dân tộc và bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, mỗi con người Lào; củng cố mối quan hệ của Đảng và nhân dân, lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chế độ; củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Không ngừng đề cao cảnh giác, đấu tranh kiên quyết chống âm mưu “diễn biến hòa bình” và mọi biểu hiện làm suy yếu Đảng, Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ mới của Lào [101; tr.07].
Về kinh tế: Sức mạnh của nền kinh tế được xây dựng và bố trí ở tư thế sẵn sàng khai thác, huy động phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng. Lào xây sức mạnh kinh tế bằng việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường QP-AN, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như trong từng kế hoạch, quy hoạch cụ thể ở các địa phương, các bộ, ngành, vừa ưu tiên đến mục tiêu kinh tế-xã hội, vừa chú trọng đến yêu cầu bảo đảm QP-AN, mỗi bước phát triển kinh tế-xã hội là bước tạo điều kiện cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân cả về tiềm lực và thế trận. ọi hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế mà còn kết hợp bảo đảm quốc phòng, chú trọng đến yêu cầu tăng cường sức mạnh quốc phòng; các hoạt động kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giải quyết thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng bảo về Tổ quốc [101; tr.09].
Về khoa học và công nghệ: Sức mạnh về khoa học và công nghệ có thể sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. QĐND Lào xây dựng sức mạnh thông qua việc phát triển khoa học và công nghệ của đất nước; Phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, chú trọng đào tạo lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước; ở rộng hợp tác quốc tế để tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển phù hợp với điều kiện của QĐND Lào. Chú trọng xây dựng tiềm lực khoa học k thuật công nghệ quân sự và công nghệ quốc phòng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sửa chữa, bảo trì các loại vũ khí, trang bị; Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các bộ, ban, nghành và các cơ sở nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương.,
Về quân sự: Sức mạnh về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực quân sự của QĐND Lào bao gồm hai yếu tố là con người và vũ khí trang
bị, trong đó con người là yếu tố quyết định. Sức mạnh về tiềm lực quân sự được thực hiện bằng việc thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự cho toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, từ đó luôn nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, chống phá của các thế lực thù địch. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ ở từng địa phương, từng địa bàn chiến lược lược, trên phạm vi cả nước [101; tr.10].
* C ng ố s mạnh ố h ng Lào
Sức mạnh quốc phòng Lào dựa vào sức mạnh toàn diện của các nguồn lực, do đó, lực lượng quốc phòng của Lào bao gồm cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân (QĐND, công an và dân quân tự vệ) là nòng cốt. Điều này phản ánh sâu sắc tính chất toàn dân, toàn diện của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Lào. Điều này được thể hiện thông qua việc mọi người dân Lào, kể cả người Lào ở nước ngoài đều có trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc; những lực lượng hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đối ngoại cũng góp phần quan trọng vào việc bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển đất nước. Sức mạnh về lực lượng quốc phòng của Lào còn được thể hiện trong thực tiễn là tất cả các lực lượng xây dựng phát triển kinh tế quốc phòng ở khu vực trọng điểm, xa xôi và khu vực dọc theo biên giới 05 nước láng giềng, tạo điều kiện chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng QĐND tinh gọn, chất lượng cao theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp làm nòng cốt trong việc tăng cường năng lực quốc phòng bảo vệ Tổ quốc [101; tr.15].
* X dựng thế trận ố h ng
Thế trận quốc phòng Lào là một thành tố quan trọng trong sức mạnh quốc phòng. Đó là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất theo hướng kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc; kết hợp kinh tế quốc phòng, quốc phòng với kinh tế hình thành các khu vực chiến lược vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về QP-AN và được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
Bố trí chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trên tất cả các vùng, miền của Tổ quốc trong tất cả các cấp, các ngành, tạo ra sự liên hoàn và phát triển nhịp nhàng của toàn bộ nền kinh tế và phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Tiến hành xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng trên các địa bàn chiến lược để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo đảm việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố được vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung, thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tại chỗ, bảo đảm trong thời bình có khả năng tự giải quyết những tình huống khẩn cấp ở địa phương; và chủ động đánh địch ngày từ đầu khi xảy ra chiến tranh.
Xây dựng hậu phương chiến lược, căn cứ hậu phương chiến lược, căn cứ hậu cần k thuật của từng vùng, từng hướng vững chắc, bảo đảm hoạt động cho nhân dân và lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, khả năng độc lập, tự lực tác chiến và kết hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước và từng địa phương [101; tr.17].
* Gó hần hình th nh hư ng th ấ tr nh hống lạ th h th an ninh
Trong đấu tranh phòng chống “diễn biễn hòa bình”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh phòng chống “biến động chính trị”, bảo loạn lật đổ, “cách mạng màu”; đấu tranh phòng chống tranh chấp, xung đột vũ trang trên biên giới; đấu tranh phòng chống chiến tranh mạng; thảm họa thiên tai, môi trường, dịch bệnh; chống khủng bố, Lào sử dụng hai phương thức đấu tranh chủ yếu là: (i) Đấu tranh vũ trang; và (ii) Phi vũ trang với nhiều hình thức, biện pháp, quy mô khác nhau; trong đó, phương thức đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu.
Phương thức đấu tranh và được sử dụng chủ yếu các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, một phần trong lĩnh vực an ninh, quân sự và đối phó với một số nguy cơ an ninh phi truyền thống. Phương thức đấu tranh vũ trang được sử dụng chủ yếu trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh để đối phó với hành động xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia, gây xung đột vũ
trang chiến tranh xâm lược, bảo loạn lật đổ, bảo loạn chính trị có vũ trang, các tội phạm hình sự, các hành động khủng bố [101; tr.7-10].
1.3. Nội dung chiến lược đối ng ại uốc h ng tr ng chiến lược bả vệ và xây dựng tổ uốc
1.3.1. Kh i qu t về chiến lược đối ngoại quốc phòng của Lào
Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDC Lào, trực tiếp là Đảng ủy BQP Lào cùng với các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân, chiến lược ĐNQP đã có bước phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, tạo thành “thế trận ngoại giao” rộng khắp, vững chắc, hiệu quả. Điều này đã góp phần giữ vững ổn định chính trị để xây dựng phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước và QĐND Lào trên trường quốc tế. ĐNQP của Lào không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực (quốc phòng, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ). Trong đó, Lào đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, ưu tiên hợp tác với quân đội các nước láng giềng, các quốc gia thành viên của AS AN, các nước lớn và nước bạn bè truyền thống. Có thể thấy, trên cơ sở đẩy mạnh và tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác, ĐNQP đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Lào trong thời gian qua.
ục tiêu của ĐNQP là thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực và trên thế giới. Quốc phòng Lào là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động khu vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa, khoa học… của nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, đồng bộ. Trên cơ sở đó, ĐNQP phải bảo đảm mục tiêu xuyên suốt là phát huy được nội lực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phát huy sức mạnh của lực lượng và thế trận đối ngoại-quốc phòng-an ninh trong sự