3.3.1. Một ố đề xuất
Trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi khó lường, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động ĐNQP của Lào thời gian tới là: (i) Phải kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; (ii) Phải tôn trọng và quan tâm đến lợi ích quốc gia của các nước khác một cách chính đáng, trên cơ sở luật pháp quốc tế; (iii) Khẳng định lập trường, quan điểm của Đảng và nhà nước Lào là giải quyết các vấn đề về quốc phòng - an ninh thông qua các thể chế, các diễn đàn đa phương. Trong quá trình tham gia hợp tác quốc phòng, Lào cần chú ý giữ mối quan hệ cân bằng, không ngả theo nước này để chống lại nước kia, tránh để bị hiểu nhầm là Lào tham gia vào các tổ chức, hiệp ước để chống lại nước thứ ba.
3.3.1.1. G ả h tổng thể nhằm n ng o h ệ ả thự h ện h ến lượ ố ngoạ ố h ng
Một l , hú trọng ẩ mạnh thự h ện h ến lự Đ QP trong tr ển h h ến lượ bảo ệ x dựng tổ ố L o.
Cần tiếp tục mở rộng quan hệ, hợp tác quốc phòng song phương có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, ổn định, vững chắc, ưu tiên các nước láng giềng, nước lớn, khối AS AN và các nước bạn bè truyền thống; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả. Dựa trên Nghị quyết Đại hội Đảng X và Nghị quyết Đại hội Đảng IV của Đảng ủy BQP số 09/ĐUBQP [109; tr 8], cụ thể hóa các nội dung, hình thức hợp tác phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm với từng đối tác, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ, hợp tác trên các lĩnh vực; tăng cường củng cố lòng tin chiến lược, quan hệ tổng thể của Nhà nước. Tăng cường trao đổi đoàn cấp cao; hợp tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới hòa bình, hữu nghị; mở rộng và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ xảy ra bất ổn, xung đột, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Hai là, tăng ường ng t lãnh ạo, hỉ ạo trong trình thự h ện
(1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nói chung, Đảng ủy BQP nói riêng đối với hoạt động ĐNQP. Có thể thấy, ĐNQP là một
lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp đến Đảng, Nhà nước và chế độ của Lào. Do đó, hoạt động này cần được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng và quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước và Đảng ủy BQP Lào. ọi đảng viên của Đảng phải được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại quân sự và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan và thực sự gương mẫu trước quần chúng từ lời nói đến việc làm, hoàn thành xuât sắc chức trách, nhiệm vụ được phân công.
(2) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối công tác đối ngoại trong tình hình mới. Cán bộ phụ trách công tác đối ngoại cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về lợi ích tổng thể của quốc gia-dân tộc hiện nay là phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vũng ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Do vậy, Lào cần làm rõ hơn trách nhiệm và nội dung lãnh đạo hoạt động ĐNQP của các cấp ủy các đơn vị; triển khai mạnh mẽ chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quản lý thống nhất các hoạt động ĐNQP nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ĐNQP, chống lãng phí, tăng cường sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân nhằm bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch chống phá Lào. Làm chuyển biến nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục quốc phòng cho các đối tượng trong cả nước.
(3) Nâng cao nhận thức về hoạt động ĐNQP đa phương cho đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần định hướng tư duy và hành động thực tiễn của cán bộ khi tham gia, tham mưu về công tác này. Đây là trách nhiệm của cơ quan đơn vị, trực tiếp là các cấp ủy, chỉ huy và cũng là trách nhiệm của bản thân cán bộ, phải nâng cao nhận thức cho chính mình. Quá trình giáo dục nhận thức phải đúng đắn, đầy đủ, thường xuyên, kịp thời và không ngừng nâng cao. Tư duy nhận thức về hoạt động ĐNQP phải đòi hỏi ở tầm bao quát chiến lược nhưng giữ
đúng định hướng. Nhận thức về hoạt động ĐNQP đa phương cần phải đạt được sự thống nhất cao cả về tư duy và hành động, từ trung ương đến địa phương, giữa các bộ-ban-ngành, giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, giữa chỉ huy đơn vị đến từng cán bộ trợ lý; có như vậy mới tập hợp được lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động ĐNQP đa phương. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ về ĐNQP đa phương cần tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp, trong đó coi trọng quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức của cán bộ.
Ba là, ổ mớ nộ d ng, hư ng th lãnh ạo, ng t th m mư , ng ố n ị chuyên trách thự h ện ố ngoạ ố h ng
(1) Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luận liên quan đến hội nhập quốc tế về quốc phòng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ĐNQP, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng người Lào ở nước ngoài đối với chủ trương hội nhập quốc tế về quốc phòng của Đảng và Nhà nước; đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, chủ trương hội nhập quốc tế về quốc phòng, chính sách quốc phòng vì hòa bình, tự vệ của Lào đến các đối tác và cộng đồng quốc tế.
(2) Kiện toàn hệ thống các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; đồng thời, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ Quân đội trực tiếp làm hoạt động ĐNQP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Lào trong tình hình mới. Ngoài ra, cần củng cố, kiện toàn cơ cấu, tổ chức lực lượng tiến hành hoạt động ĐNQP đa phương. Nói đến tổ chức là nói đến nguyên tắc tổ chức, hệ thống tổ chức, cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ chế vận hành, lề lối làm việc; sự phân công và phối hợp trong mỗi tổ chức cũng như giữa các tổ chức trong một hệ thống. Do vậy, công tác tổ chức phải đi trước một bước, việc kiện toàn tổ chức là công việc thường xuyên, liên tục, nhằm đảm bảo xây dựng và tổ chức lực lượng tham gia hoạt động ĐNQP đa phương vững chắc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phù hợp với điều kiện, khả năng của từng đơn vị, trong từng giai đoạn và từng nhiệm vụ. Trên thực tế, khả năng tham gia đối ngoại QP- AN trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể của các đơn vị quân-binh chủng trong toàn
quân hiện nay còn nhiều hạn chế, vẫn dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của các quan tham mưu của Bộ. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng việc tổ chức lực lượng tham gia các hoạt động ĐNQP đa phương hiện nay có nhiều hạn chế, chồng ch o, thiếu hiệu quả, thì việc kiện toàn tổ chức đối với lực lượng này là việc làm cấp thiết, nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, chuyên sâu, có cơ cấu hợp lý, biên chế phù hợp, phân công nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(3) Tiếp tục điều chỉnh tổ chức ngành ĐNQP theo Nghị quyết số 09/ĐUBQ, ngày 03/10/2020. Đây là việc làm rất phức tạp của công tác tổ chức, đòi hỏi phải có sự quyết tâm của BQP. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, phải luôn quán triệt đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong tình hình mới, vận dụng đúng đắn quan điểm lịch sử, thực tiễn và phát triển. Ngoài ra, cơ quan hoạch định chính sách cần vừa kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm quý báu về cách tổ chức quân đội thời gian qua, vừa phải mạnh dạn có phương án tổ chức điềuchỉnh lại trong lĩnh vực ĐNQP cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mới của đất nước hiện nay. Theo tinh thần đó, việc điều chỉnh tổ chức ngành ĐNQP ngày nay cần được tiến hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ, kiến thức và khả năng từng người.
(4) Nâng cao chất lượng công tác tham mưu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố chủ yếu quyết định đến thành công của ĐNQP đa phương. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước và lãnh đạo BQP trong hoạch định chủ trương chiến lược, các chính sách ĐNQP và các biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, các khuôn khổ diễn đàn hợp tác đa phương khu vực và quốc tế cho phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực và với quá trình hội nhập quốc tế của Lào. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, nhất là thông tin dự báo chiến lược về tình hình thế giới và khu vực có liên quan đến quốc phòng và an ninh của Lào, ĐNQP đa phương cần tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ ngành trong việc chia sẻ thông tin và hợp tác chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong và ngoài nước để phân tích, xử lý thông tin kịp thời và hiệu quả. Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đòi hỏi sự tập trung,
thống nhất, chính xác, kịp thời, hiệu quả, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, điều kiện, khả năng của cơ quan, đơn vị và cán bộ.
Việc đổi mới nội dung trong ĐNQP cần: (i) Có sự đổi mới tư duy trong phương pháp tham mưu, bám sát vào tình hình thực tiễn các hoạt động đa phương để tham mưu một cách linh hoạt, không cứng nhắc, bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và đối ngoại quân sự của Đảng, Nhà nước, Quân đội, cũng như những vấn đề có tính nguyên tắc trong xử lý các vấn đề đa phương. uốn vậy, cần củng cố lại hệ thống nghiên cứu cơ bản trên từng hướng, thường xuyên cập nhật thông tin theo địa bàn, lĩnh vực, vấn đề nghiên cứu một cách chuyên sâu; sử dụng phương pháp theo dõi, rà soát, so sánh, đối chiếu các vấn đề cần tham mưu trong những khoảng thời điểm khác nhau, đối tượng khác nhau để đưa ra nhận định, đánh giá nhằm tìm ra vấn đề mấu chốt cần tham mưu. Trước khi báo cáo các nội dung tham mưu, cần phối hợp, tham khảo ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo tham mưu đúng hướng, đạt được sự thống nhất trong nội bộ, tránh sự mâu thuẫn trong quan điểm, tư duy của các cơ quan tham mưu trong, ngoài quân đội; (ii) Có sự đổi mới tác phong, tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành hoạt động ĐNQP đa phương ở các cơ quan, đơn vị. Có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng tiến hành, phù hợp với từng nhiệm vụ. Lãnh đạo, chỉ đạo cần quyết đoán, xong phải bám sát vào nguyên tắc lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể và tăng cường tính chủ động, tích cực của cán bộ chịu sự lãnh đạo. Lãnh đạo, chỉ huy cần nắm chắc: (i) Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại và đối ngoại quân sự của Đảng, Nhà nước, Quân đội; (ii) Đối tượng, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn của cơ quan đơn vị mình và trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ; (iii) Tiến trình các cơ chế, khuôn khổ hợp tác QPĐP trong khu vực hiện nay; (iv) Ý định của chỉ huy cấp trên khi giao các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến hướng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Qua đó, lựa chọn cán bộ phù hợp để giao nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho cán bộ cần cụ thể, tỉ mỉ, phát huy được thế mạnh, sở trường của từng cán bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn đơn vị. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung, thống nhất từ trên xuống, thường xuyên bám sát tiến trình thực hiện của các cán bộ trực tiếp thực hiện để kịp thời điều chỉnh.
3.3.1.2. G ả h ụ thể trong tr ển h h ến lượ ố ngoạ ố h ng
Một l , ẩ mạnh hoạt ộng hợ t ố h ng song hư ng g ữ L o ớ nướ tr n sở thỏ th ận ã ượ ký ết
Trong quan hệ với các nước, Lào cần: (i) Giữ vững nguyên tắc lợi ích quốc gia, độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi; (ii) Chủ động thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc phòng đa phương một cách toàn diện, nhiều tầng nấc với các cơ chế hợp tác đan xen, chuyển dần từng bước từ đối thoại xây dựng lòng tin sang hợp tác thực chất, mang lại hiệu quả cao, góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực; (iii) Phát triển theo chiều sâu các mối QHQP sẵn có cũng là một nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐNQP. Các mối QHQP song phương với các nước láng giềng, các nước thành viên AS AN và các đối tác lớn cần phải được ưu tiên và không ngừng phát triển ngày càng sâu sắc. Với Việt Nam và Campuchia, Lào cần tiếp tục củng cố, duy trì dựa trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, thực hiện hợp tác đi vào chiều sâu đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh của mỗi nước. Với Trung Quốc. Lào cần dựa trên tinh thần hữu nghị truyền thống, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước để thiết lập các cơ chế hợp tác giữ gìn an ninh chung ở biên giới trên bộ và trên biển, góp phần giải quyết các vấn đề an ninh mà hai bên cùng quan tâm. Với các đối tác lớn (Nga, n Độ, M ...), Lào cần chú trọng mở rộng hợp tác, đáp ứng các nhu cầu quốc phòng của đất nước. Với các thành viên của ASEAN, Lào cần chú trọng hợp tác hiệu quả trong quá trình xây dựng APSC. Với các cơ chế hợp tác khác, Lào cần tích cực, chủ động hơn nữa trong quá trình tham gia để có thể tạo được dấu ấn và góp phần nâng cao vị thế của Lào.
Hai là, tậ tr ng x dựng ộ ngũ n bộ trình ộ, năng lự h n m n nhằm ng ầ , nh ệm ụ Đ QP trong thờ ỳ mớ , hụ ụ h ệ ả ng t th m mư
Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng và nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ĐNQP cho cán bộ chuyên trách về đối ngoại. Cán bộ thực hiện hoạt động ĐNQP là người giữ các cương vị chủ chốt lãnh đạo, chỉ huy ở các cơ quan, đơn vị, lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham mưu và tham gia hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Quân đội về lĩnh vực
quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội; đồng thời trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối đó ở cơ quan, đơn vị mình. Do đó, để thực hiện tốt hoạt động ĐNQP, phải thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là chủ trương, nhiệm