Sự hài lòng của BN là sự đánh giá về nhận thức và các đáp ứng cảm xúc đối với nơi cung cấp dịch vụ y tế, trong đó chủ yếu là kiểm soát đau sau mổ. Chúng tôi đánh giá mức độ đau của BN ở phòng hồi tỉnh (thời điểm chuyển ra hậu phẫu), khi về hậu phẫu (mỗi 30 phút) và 3 ngày sau xuất viện (qua điện thoại, thời điểm đau nhất). Bảng 3.12 cho thấy điểm VAS 2 nhóm đều rất thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm trên. Thời điểm đau nhất ở hậu phẫu cũng chỉ ở mức 3. Atif và cộng sự [25] khi gây mê cho các tán sỏi nội soi cũng cho kết quả điểm VAS hậu phẫu là 3,1, tương tự với kết quả của chúng tôi.
A. Prabhu và F. Chung [112] chủ trương các thuốc giảm đau sau mổ
cần được cho sớm, trước khi BN hồi tỉnh. Vì vậy, chúng tôi truyền paracetamol 1g (chai 100 ml) trước khi kết thúc can thiệp 5 phút, ngay sau khi ngừng thuốc mê. Tại phòng hậu phẫu, các BN được tiêm bắp ketorolac 30 mg. Vì thế, các BN đều trải nghiệm đau nhẹ nhàng và bình thản. Không một BN nào phải thêm thuốc giảm đau nhóm á phiện. Đây là yếu tố chính giúp BN trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ được xuất viện những giờ sau đó.
Theo Jin Y. Lee [78], thức tỉnh trong gây mê thường gặp ở người trẻ trong các phẫu thuật sản khoa, tim mach và chấn thương. Bệnh nhân có thể nhớ ngay sau khi hồi tỉnh, vài giờ hay vài ngày sau. Hầu hết bệnh nhân nhớ mơ hồ về tiếng nói trong khi mổ. Một số cảm nhận đau do NKQ hay lúc rạch da. Cũng theo Lee, tiền mê với midazolam giúp giảm thức tỉnh trong quá trình
95
gây mê. Tỉ lệ nhớ trong mổ đã giảm nhiều trong suốt 40 năm qua, và nay chỉ còn 0,1-0,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều được tiền mê với midazolam và chúng tôi không gặp một bệnh nhân nào thức tỉnh trong mổ.
Với điểm đau rất thấp cộng với sự thăm hỏi tận tình sau xuất viện, sự hài lòng của BN rất cao. Chúng tôi giữ liên lạc được với 100% BN sau can thiệp. Tất cả đều nói đau không đáng kể và mong muốn “được làm như vậy” nếu phải can thiệp lần sau (bảng 3.13).