Với tiêu chí xuất viện trong ngày thì gây mê toàn thân vẫn là lựa chọn đầu tiên cho các can thiệp ngoại khoa nói chung [109], [112].
Ưu điểm của gây mê toàn thân là BN hoàn toàn thư giãn, phẫu thuật viên thực hiện thao tác dễ dàng, không có cảm giác bị hối thúc. Millar J. [100] công bố nghiên cứu 17, 638 BN được PTNT không có trường hợp nào tử vong liên quan đến gây mê.
1.5.3.1. Tiền mê
- Giảm lo âu: Benzodiazepines thường được dùng để giảm lo âu và chống thức tỉnh trong gây mê [78]. Liều thông thường 1-2mg tiêm tĩnh mạch (TM) khi BN vào phòng mổ.
- Chống nôn: Chống nôn hiệu quả phải bắt đầu từ việc chuẩn bị BN. Các BN cần được nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi can thiệp. Những BN có nguy cơ trào ngược và tiền sử nôn được dùng ranitidin 150 mg, uống đêm trước và sáng hôm mổ, hoặc 50 mg tiêm tĩnh mạch trước mổ.
28
1.5.3.2. Khởi mê:
Do gây ngủ nhanh, êm dịu, ít gây nôn và ảo giác hậu phẫu, propofol là thuốc mê tĩnh mạch được lựa chọn đầu tiên. Với BN khỏe mạnh, liều khởi mê là 2-2,5 mg/kg cân nặng. Tuy nhiên, muốn đạt được điều kiện đặt NKQ hay MNTQ thì cần phải kết hợp thêm với các thuốc giảm đau nhóm á phiện. Nên giảm liều ở BN lớn tuổi hay có giảm khối lượng tuần hoàn.
1.5.3.3. Duy trì mê:
Thuốc mê hô hấp có ưu điểm là hồi tỉnh nhanh, nhưng lại gặp nhiều biến chứng ở hậu phẫu. Các biến chứng thường gặp là nôn, chóng mặt, do đó sẽ gây kéo dài thời gian nằm lại bệnh viện của BN. Moore và cộng sự [101] xác nhận nấc và nôn sau mổ gặp nhiều hơn trong nhóm thuốc mê hô hấp.Friedberg và cộng sự [63] luôn nhắc đến tỉ lệ thành công cao bằng gây mê toàn thân qua đường tĩnh mạch cho các PTNT.
Với tựa đề “phẫu thuật và gây mê ngoại trú” (day case surgery and anesthesia), Kailash Bhatia và cộng sự [82] ở Hội gây mê hồi sức Anh đã nhắc đến gây mê toàn thân đầu tiên. Các phương pháp vô cảm đứng sau là gây tê vùng, an thần, gây tê tại chỗ và cuối cùng là sự kết hợp các phương pháp trên.
Trong gây mê toàn thân, Hội gây mê hồi sức Anh nhấn mạnh lựa chọn các thuốc có tác dụng nhanh và hồi tỉnh nhanh, ít gây nôn và ảo giác sau mổ. Thuốc được chỉ định cho cả khởi mê và duy trì mê là propofol, trừ khi các BN trẻ em có thể thay thế bằng thuốc mê hô hấp. Kamaza và cộng sự [83] nhấn mạnh vai trò của propofol và fentanyl trong gây mê tổng quát. Theo ông, 2 thuốc trên có thể ngăn chặn toàn bộ các kích thích có hại trong quá trình phẫu thuật.
29
1.5.3.4. Gây mê propofol KSNĐĐ với thông khí MNTQ
Can thiệp nội soi tán sỏi là những can thiệp ngắn, đòi hỏi mê nhanh, tỉnh nhanh, ít tác dụng phụ ở hậu phẫu để BN có thể xuất viện trong ngày. Gây mê propofol KSNĐĐ với khả năng khởi mê nhanh, duy trì độ mê ổn định, có khả năng dự báo thời gian hồi tỉnh, không đau đầu và nôn hậu phẫu nên luôn được các bác sĩ gây mê lựa chọn cho gây mê ngoại trú.
Về kiểm soát đường thở, MNTQ ít xâm lấn, có thể đặt ở độ mê nông hơn và không cần giãn cơ, rất ít biến chứng so với ống NKQ, do đó rất phù hợp với các cuộc mổ ngắn về trong ngày.
Trên tạp chí gây mê châu Âu (European Journal of Anesthesiology),
với đầu đề “Các chiến lược gây mê hướng tới phát triển PTNT” (Anesthetic strategies towards developments in day case surgery), F. Chung [112], một chuyên gia hàng đầu về gây mê ngoại trú nhấn mạnh gây mê toàn thân với các thuốc được ưu tiên lựa chọn là propofol, midazolam và fentanyl. Các chuyên gia này cũng nhìn nhận các quy trình tiết niệu là phù hợp cho PTNT.
30
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU