Các nghiên cứu về gây mê propofol KSNĐĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng ở bệnh nhân ngoại trú (Trang 27 - 28)

1.2.3.1. Trên thế giới

Có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng gây mê với propofol KSNĐĐ được công bố. Đa số các nghiên cứu sử dụng mô hình dược động học của Marsh với NĐĐ huyết tương.

- 2002, Fish và cộng sự [62] so sánh gây mê TCI propofol và gây mê hô hấp cho các can thiệp tiết niệu ngoại trú. Tác giả ghi nhận không có sự khác biệt trong thời gian hồi tỉnh, thời gian bắt đầu ăn uống và thời gian xuất viện. Các biến chứng ở nhóm TCI chủ yếu là hạ HA, trong khi nhóm mê hô hấp gặp nhiều hơn, gồm có mạch chậm, ngừng thở và co thắt phế quản.

- 2003, Sascha Kreuer và cộng sự [116] nghiên cứu sử dụng TCI propofol cho các phẫu thuật chỉnh hình với sự theo dõi của sóng điện não. Kết quả nhóm nghiên cứu có thời gian hồi tỉnh và tổng liều propofol thấp hơn nhóm không có theo dõi sóng điện não.

- 2004, Mc Murray và cộng sự [98] sử dụng TCI propofol trong an thần cho các BN ở phòng chăm sóc đặc biệt. NĐĐ trung bình cho hầu hết BN nghiên cứu được ghi nhận là 1,34µg/ml.

- 2006, Conway và cộng sự [54] thấy rằng có thể giảm NĐĐ mất tri giác, đồng thời giảm tỉ lệ hạ HA lúc khởi mê TCI propofol bằng cách thêm vào remifentanil hoặc midazolam. Kết quả NĐ propofol giảm từ 2,19 µg/ml xuống còn 1,55 µg/ml khi thêm remifentanil và giảm xuống 0,64 µg/ml khi thêm cả remifentanil và midazolam.

- 2008, Chandrashekhar và cộng sự [48] gây mê TCI propofol (NĐĐ 3- 5µg/ml) phối hợp với remifentanil cho 100 BN phẫu thuật tiết niệu-sinh dục ngoại trú. Kết quả 100% BN thông khí thành công với kiểm soát đường thở bằng MNTQ ProSeal không dùng giãn cơ.

15

1.2.3.2. Ở Việt Nam

- Năm 2008, Nguyễn Quốc Khánh so sánh gây mê tĩnh mạch propofol có và không có KSNĐĐ cho các phẫu thuật bụng. Kết quả nhóm nghiên cứu có thời gian mất tri giác và đặt NKQ chậm hơn, nhưng thời gian hồi tỉnh ngắn hơn, kiểm soát mê trong mổ tốt hơn, tổng liều propofol nhiều hơn [13].

- Năm 2011, Châu Thị Mỹ An và cộng sự so sánh gây mê tĩnh mạch propofol có và không có KSNĐĐ cho 100 BN phẫu thuật bụng. Kết quả so với nhóm không KSNĐĐ: thời gian mất tri giác và thời gian hồi tỉnh nhanh hơn, huyết động trong mổ ổn định hơn, ít cử động trong mổ hơn. Tổng liều propofol tương đương nhau [1].

- Năm 2012, Hoàng Văn Bách và cộng sự so sánh gây mê tĩnh mạch propofol KSNĐĐ (kết hợp với theo dõi sóng điện não BIS) với gây mê sevofluran. Kết quả nhóm nghiên cứu có thời gian khởi mê nhanh hơn nhưng thời gian thoát mê và rút NKQ chậm hơn. Huyết động trong mổ không có sự khác biệt giữa 2 nhóm [2].

Nói chung, các nghiên cứu đều cho thấy gây mê propofol KSNĐĐ có nhiều ưu điểm so với gây mê không KSNĐĐ như kiểm soát mê tốt, huyết động ổn định, hồi tỉnh nhanh và có thể xuất viện sớm trong gây mê ngoại trú.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng ở bệnh nhân ngoại trú (Trang 27 - 28)