Chữ Quốc ngữ

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 65 - 116)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.Chữ Quốc ngữ

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên chúa đối với văn hóa Việt Nam. Một điều chắc chắn là đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo phương Tây. Khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, động cơ chủ yếu và trước hết của các giáo sĩ thừa sai khi là để phục vụ cho cuộc truyền giáo. Để hoạt động truyền giáo thuận lợi và có hiệu quả, các giáo sĩ thừa sai đã học tiếng Việt, rồi dùng các mẫu tự Latinh ghi âm tiếng Việt để soạn sách giáo lý và giảng đạo. Từ đó, một loại văn tự mới, tức chữ Quốc ngữ, bắt đầu phôi thai, rồi từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện.

Căn cứ vào những tài liệu còn lưu giữ được đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chữ Quốc ngữ cho rằng phải mất hơn hai thế kỉ để chữ Quốc ngữ hình thành và hoàn thiện. Ban đầu, chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm nhưng chưa định hình, chưa phản ánh một cách khoa học và trung thực cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt, còn chịu

ảnh hưởng sâu đậm tiếng nói và chữ viết của một số nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Italia, Pháp… Chẳng hạn:

“Kẻ Chàm” thì viết là: Cacham/Cachàm “Nước mặn” thì viết là: Nuoecman/Nuocmon “Ông sãi” thì viết là: Ousàis/Onsaij

“Tôi chẳng biết” thì viết là: Tuijciam biêt

Nhưng dần dần qua nhiều lần cải tiến, chữ Quốc ngữ đã đạt đến dạng hoàn chỉnh như ngày nay. Về đại thể, có thể chia quá trình chữ Quốc ngữ từ buổi đầu cho đến lúc hoàn chỉnh thành ba thời kì như sau:

Thời kì phôi thai (1620 – 1631) với những thư từ, tài liệu của J. Roiz, Francisco de Pina, A. de Rhodes, Francisco Buzomi, Cristoforo Borri…

Thời kì hình thành và phát triển (1631 – 1659) với những thư từ, tài liệu của A. de Rhodes, Gaspar d’Amaral… Đáng lưu ý trong số đó là Từ điển Việt – Bồ -

LatinhPhép giảng tám ngày được in tại Rôma năm 1651 của A. de Rhodes. Có

thể coi đây là hai cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ. Từ điển Việt – Bồ

- Latinh của A. de Rhodes là cột mốc đánh dấu sự phát triển căn bản của chữ Quốc

ngữ khi được điển chế hóa. Cho đến đầu thế kỷ XIX, cuốn từ điển trên của A.de Rhodes vẫn được xem là tài liệu cơ bản để học tập và nghiên cứu tiếng Việt qua chữ Quốc ngữ.

Thời kì hoàn chỉnh (1772 – 1838) với bản thảo viết tay Từ điển Annam – Latinh của Bá Đa Lộc (1772), hai cuốn sách viết tay Nhật trình kim thư khất chính chúa giáo (1814), Sách sổ sang chép các việc (1822) của Philiphê Bỉnh và nhất là

Từ điển Annam – Latinh của giám mục Taberd được in năm 1838 ở Serampore (Ấn

Độ). Về cơ bản, chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có dạng thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Đó là một trong những tài liệu cơ sở được các nhà ngôn ngữ học dùng để nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XIX.

Tóm lại, chữ Quốc ngữ đã trải qua một quá trình liên tục cải tiến để được hoàn chỉnh như ngày nay, mà trong đó công lao đầu tiên sáng tạo ra hình dạng của nó thuộc về các giáo sĩ Thiên chúa giáo, trong đó có các thừa sai Pháp.

Kể từ lúc ra đời cho tới giữa thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ có phạm vi sử dụng chỉ hạn chế trong khuôn khổ nhà thờ và cộng đồng giáo dân Thiên chúa giáo khi được dùng để in kinh Thánh và các sách giáo lý, ghi chép hoạt động của các giáo sĩ và giáo dân. Chỉ từ cuối thế kỉ XIX, chữ quốc ngữ mới dần dần vượt ra khỏi nhà thờ để trở thành văn tự của dân tộc Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân để lí giải điều này. Đầu tiên là chủ trương mở rộng việc phổ biến chữ Quốc ngữ để đào tạo tay sai thừa hành và đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền mị dân của chính quyền thực dân Pháp. Sau khi đánh chiếm sáu tỉnh Nam kì (1867), Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào dạy chính thức ở các trường “tân học” ở Nam kì nhằm hạn chế ảnh hưởng của tầng lớp sĩ phu – những người có tinh thần chống Pháp quyết liệt trong các tầng lớp nhân dân Nam kì lúc bấy giờ. Ngày 22/2/1869, Thống đốc Nam kì ra Nghị định quy định tất cả mọi công văn, giấy tờ hành chính ở Nam kì đều phải được viết bằng chữ Quốc ngữ kể từ ngày 1/4/1869. Chủ ý của chính sách này đã được Giám mục Puginier nói ra một cách rõ ràng: “Sau khi đạo Thiên Chúa đã được thiết lập, tôi coi

việc bãi bỏ chữ Hán và thay thế trước tiên bằng chữ Quốc ngữ, sau bằng chữ Pháp,

là một phương pháp rất chính trị, rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc kì một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông… Một khi đã đạt được kết quả to lớn đó, chúng ta đã đoạt được từ Trung Quốc phần lớn ảnh hưởng ở xứ An Nam và giới nho sĩ An Nam vốn rất thù ghét sự thiết lập thế lực Pháp sẽ bị tiêu diệt dần dần” [20, tr.43].

Sang đầu thế kỷ XX, khi công cuộc chinh phục Việt Nam đã hoàn thành, thực dân Pháp tiếp tục đưa chữ Quốc ngữ vào các hoạt động nhà nước và xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Một viên Thống sứ đã viết trong bản tường trình: “Việc truyền bá chữ Quốc ngữ chỉ có thể coi là rất có lợi cho sự mở

rộng ảnh hưởng của chúng ta trong xứ này và làm cho quan hệ của chúng ta với

người bản xứ được dễ dàng…” [61, tr.170].

Điều này lí giải sự ác cảm của các sĩ phu Việt Nam đương thời đối với chữ Quốc ngữ, vì họ cho rằng đấy là “chữ của Tây”, không học cũng có nghĩa là bất hợp tác với Tây. Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã kiên quyết không cho con cái đi học thứ chữ này. Trong phong trào Cần Vương và các phong trào khác của văn thân sĩ phu yêu

nước cuối thế kỉ XIX, chữ Hán, chữ Nôm được coi là vũ khí tinh thần lợi hại để chống lại thực dân Pháp khi tuyệt đại đa số các tác giả đều sáng tác bằng chữ Nôm.

Mặc dù vậy, ở Nam kì vào cuối thế kỉ XIX bắt đầu xuất hiện một số truyện Nôm như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Quốc sử diễn ca và các sách kinh điển Nho gia như Trung dung, Đại học... được xuất bản bằng chữ Quốc ngữ. Cũng trong thời gian này, một số tác giả như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ trong các sáng tác của mình: Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài,

Chuyến đi thăm Bắc kì năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của…

Nguyên nhân thứ hai là thái độ của các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đối với việc sử dụng và phổ biến chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỉ XX. Điều này là do những chuyển biến trong nhận thức và hành động của các sĩ phu Việt Nam đương thời.

Đầu thế kỉ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa vũ trang thuộc phong trào Cần Vương, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã tìm thấy một con đường cứu nước mới dưới tác động của những Tân văn, Tân thư từ Trung Quốc được truyền bá mạnh mẽ vào nước ta. Đó là con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản mà bước đi đầu tiên là cuộc vận động “khai dân trí, hưng dân khí, chấn dân sinh”. Trong bối cảnh đó, các sĩ phu tìm thấy được ở chữ Quốc ngữ những ưu điểm nổi trội so với chữ Hán, chữ Nôm – dễ học, dễ đọc, dễ viết cho việc “khai dân trí”. Do vậy, họ đã chuyển từ bài xích sang cổ động nhiệt tình cho việc học chữ Quốc ngữ, xem thứ chữ này là một lợi khí để mở mang dân trí, làm nền tảng cho sự nghiệp khôi phục nền độc lập dân tộc. Trường Đông Kinh nghĩa thục – một tổ chức vận động cách mạng trong phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới danh nghĩa trường học kêu gọi:

“ Trước hết phải học ngay Quốc ngữ Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau Chữ ta, ta đã thuộc làu,

Trong tập “Văn minh tân học sách” xuất bản năm 1907, được trường sử dụng làm tài liệu giảng dạy, khi nêu 6 việc cần phải làm để mở mang dân trí thì đặt việc sử dụng rộng rãi chữ Quốc ngữ ở vị trí quan trọng hàng đầu: “Trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường: Một là dùng văn tự nước nhà… Văn tự đặt ra là cốt để ghi tiếng nói… Các nước trên địa cầu nước nào chẳng vậy… Còn nước ta vẫn chưa có. Ấy là một điều

rất kỳ. Thiết nghĩ nước ta đời xưa hẳn là cũng có văn tự, chẳng qua lâu ngày thất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền đi đó thôi. Gần đây, mục sư người Bồ Đào Nha chế ra chữ Quốc ngữ, lấy 26

chữ cái châu Âu phối hợp với 6 âm 11 vận, đánh vần theo lối hài thanh mà đọc ra

tiếng ta, rất là giản dị, nhanh chóng. Tưởng nên một loạt học theo. Phàm người

trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để cho trong

thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con cũng đều biết chữ; và người ta có thể dùng chữ

Quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay… Đó thực là bước đầu tiên trong

mở mang trí khôn vậy” [61, tr.171].

Nhờ vậy, chữ Quốc ngữ từ chỗ là “chữ của Tây” đã trở thành “chữ của ta”, một công cụ lợi hại để mở mang dân trí – một tiền đề quan trọng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, nhất là các tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền bá chữ Quốc ngữ. Sau Gia Định báo – tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn vào năm 1865, hàng loạt các tờ báo Quốc ngữ khác xuất hiện ở cả 3 kì như Nông cổ mín đàm (1901), Lục tỉnh nhân văn (1907), Đăng cổ tùng báo (1907), Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1919)… Phần lớn kí giả của các tờ báo này đều là những cây bút có tâm huyết với tiếng nói dân tộc. Nhờ đó, chữ Quốc ngữ không những được phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội mà còn được hoàn thiện dần để trở thành một văn tự có thể truyền tải đầy đủ, chính xác mọi sắc thái của tiếng Việt.

* * *

Có thể nói, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc ta. Trước khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, ở Việt Nam đã tồn tại chữ Hán và chữ Nôm. Trong suốt một thời gian dài, chữ Hán được sử dụng như một văn tự chính thức của nước ta. Mặc dù vậy, giữa chữ Hán và tiếng Việt vẫn có một sự khác biệt rất căn bản. Người Việt Nam chỉ viết đọc chữ Hán nhưng không nói ngôn ngữ Hán. Các văn bản bằng chữ Hán nếu muốn cho người Việt hiểu được phải thông qua phiên dịch. Vì thế, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm theo phương pháp hình thanh và hội ý của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Nhưng chữ Nôm vẫn là một văn tự quá phức tạp, lại không được hầu hết các triều đình phong kiến Việt Nam ủng hộ nên nó chưa đạt tới trình độ chuẩn xác và thống nhất cao giữa các địa phương. Trong khi đó chữ Quốc ngữ lại có khả năng biểu thị chính xác bất kỳ âm thanh nào của tiếng Việt, cấu tạo lại đơn giản, dễ học, dễ nhớ, dễ viết. Trong điều kiện bình thường, người Việt chỉ cần học 3 tháng là đã có thể sử dụng thành thạo chữ Quốc ngữ. Do đó, chữ Quốc ngữ ra đời đã kết thúc thời kỳ kéo dài sự cách biệt giữa tiếng Việt và chữ viết. Theo chúng tôi, đây là lý do quan trọng nhất khiến cho chữ Quốc ngữ ngày càng được phổ biến, sử dụng rộng rãi và có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hóa Việt Nam các thời kỳ sau này.

Tóm lại, xét từ góc độ yếu tố Pháp, chữ Quốc ngữ ra đời là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa thông qua tiếp xúc, giáo lưu và đối thoại giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây, trong đó có văn hóa Pháp, trên lĩnh vực xây dựng ngôn ngữ văn tự. Với mục đích chủ yếu là tạo ra một công cụ lợi hại phục vụ đắc lực cho công cuộc truyền đạo, các giáo sĩ phương Tây tiến hành Latinh hóa chữ viết của người Việt Nam. Trong quá trình cai trị ở Việt Nam, thực dân Pháp ít nhiều cũng thúc đẩy việc truyền bá thứ chữ này trên phạm vi cả nước nhằm đào tạo các viên chức tay sai cho bộ máy chính quyền thuộc địa. Nhưng khác với chính trị, văn hóa có quy luật vận hành của riêng mình. Vì thế, chữ Quốc ngữ với tư cách là một sản phẩm văn hóa – một thành quả của sự tiếp xúc, đối thoại giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây – đã vượt lên ý đồ chính trị hẹp hòi, để dần dần trở thành công cụ phát triển giáo dục, phổ biến khoa học, truyền bá tư tưởng yêu nước và

cách mạng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, và ngày nay đang phục vụ đắc lực hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam.

3.3. Báo chí

Trước nửa cuối thế kỉ XIX, báo chí chưa có ở Việt Nam. Để thông báo cho xã hội một vấn đề cấp thiết nào đó, các nhà nước phong kiến thường ban chiếu chỉ, đạo dụ hay cáo thị và sai quan lại địa phương tìm cách truyền tải đi khắp nơi. Đó là loại hình thông tin một chiều, có mức độ phổ biến vừa chậm vừa hạn chế. Thông tin ấy không tìm đường đến với xã hội mà ngược lại xã hội muốn biết thì phải tự tìm đến nơi niêm yết thông tin để tìm hiểu. Tình hình này không phải chỉ có riêng có ở Việt Nam mà là rất phổ biến trên thế giới thời phong kiến.

Từ nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, báo chí Pháp cũng theo đội quân viễn chinh du nhập vào. Về đại thể, báo chí Việt Nam ở thế kỉ XIX có thể được chia thành 2 loại là báo tiếng Pháp và báo tiếng Việt (chữ Quốc ngữ).

Các tờ báo tiếng Pháp xuất hiện sớm nhất ở nước ta chính là các công báo đăng những nghị định, chỉ thị, công văn… của chính quyền thuộc địa hay thông báo ngắn gọn về tình hình hoạt động của quân viễn chinh Pháp. Tiêu biểu là tờ Bullettin

Offciel de l’Expédition de Cochinchine (Tập kỉ yếu công vụ cuộc viễn chinh xứ

Nam kì) (1861), tờ Le Courrier de Saigon (Tin tức Sài Gòn) (1864), tờ Bullettin

Offciel du Protectorat de l’Annam et du Tonkin (Tập kỉ yếu công vụ của nền bảo hộ

xứ Trung và Bắc kì) (1883), tờ Le Courrier d’Haiphong (Tin tức Hải Phòng) (1886) … Tuy có nội dung đơn giản, lượng phát hành ít do lượng độc giả chỉ bó hẹp trong giới sĩ quan và viên chức thực dân Pháp, nhưng những công báo này đã khai mở một phương pháp chuyển đạt thông tin mà chưa được biết đến trước đó ở Việt Nam. Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cho xuất bản một số tờ báo mang tính khảo cứu, điều tra mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam đương thời. Nổi bật trong số đó có thể kể đến tờ Bulletin du Comité

xứ Nam kì) (1869), Bulletin de la Societé des Etudes Indochinoises (Kỉ yếu của Hội nghiên cứu Đông Dương) (1883)…

Nhìn chung, các tờ báo tiếng Pháp trong nửa cuối thế kỉ XIX tuy khác nhau về

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 65 - 116)