Thiên chúa giáo góp thêm tiếng nói chân thành vào sự nghiệp đề cao và

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 62 - 65)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Thiên chúa giáo góp thêm tiếng nói chân thành vào sự nghiệp đề cao và

cao và bảo vệ đại đức làm người theo cách riêng của mình

Nét tương đồng của các tôn giáo là ra sức đề cao và hướng các tín đồ vào những giá trị chân, thiện, mĩ. Khi du nhập vào Việt Nam, Thiên chúa giáo góp phần quảng bá tiếng nói đạo đức theo nhận thức và biện pháp riêng của mình. Với tất cả

các tín đồ Thiên chúa giáo, một trong những bí tích quan trọng, thiêng liêng đầu tiên mà họ phải thực hiện là lễ rửa tội. Với lễ rửa tội, họ tự hứa với chính mình và hứa với Thiên Chúa Ba Ngôi là sẽ sống hướng thiện. Tất nhiên, từ hứa hẹn đến hành vi ứng xử thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách, nhưng hãy bắt đầu từ lời hứa tốt đẹp như vậy, nhất là lời hứa trang nghiêm với đấng tối cao của người có đức tin tôn giáo. Suốt cuộc đời của mọi tín đồ Thiên chúa giáo, việc họ không bao giờ được quyền quên là xưng tội. Muốn xưng tội thì trước hết phải biết mình có tội và quan trọng hơn, phải nhận thức được tác hại của tất cả những gì mà mình cho là có tội. Diễn đạt theo cách nói phổ biến hiện nay thì có lẽ không ở đâu việc “tự kiểm điểm” lại được tiến hành một cách tự giác và thường xuyên như trong cộng đồng giáo dân Thiên chúa giáo.

Thiên chúa giáo công khai lên tiếng chống sự xa hoa, chế độ đa thê. Khi mới đến nước ta, nhiều giáo sĩ phương Tây đã phản đối việc tổ chức giỗ chạp linh đình. Theo họ, như thế là tốn kém tiền của và gây phiền phức cho mọi người xung quanh. Tuy cách biểu hiện thái độ và nhất là biện pháp tiến hành dẫu còn vài chỗ chưa thật sự hoàn hảo, nhưng dù nhìn từ bất kì góc độ nào chúng ta cũng phải thừa nhận rằng đó là một chủ trương đúng, phù hợp với nếp sống kiệm ước vốn có từ lâu của dân tộc. Thiên chúa giáo quy định bất cứ ai muốn theo đạo cũng đều phải tuân thủ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Có lẽ không cần phải bàn cãi về tính đúng đắn của chế độ hôn nhân này trong đời sống xã hội. Với giáo dân Thiên chúa giáo, một lễ cưới chỉ được coi là hợp lệ nếu trước đó đôi tân hôn đã đến nhà thờ để nhận bí tích hôn phối do chính cha xứ thực hiện. Ở đó, họ được nghe lời dặn dò thật trang nghiêm: “Những gì Thiên Chúa đã kết hợp lại, loài người không được phân li”.

Tuy mang đậm màu sắc tôn giáo, theo chúng tôi, đó vẫn là một trong những lời khuyên hay nhất về hôn nhân.

Sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến những hoạt động từ thiện xã hội của cộng đồng Thiên chúa giáo. Có một thực tế không thể phủ nhận là trong suốt quá trình truyền đạo, các giáo sĩ thừa sai cùng với các linh mục bản xứ, các nữ tu, ngay cả trong thời kì cấm đạo khó khăn, vẫn không quên thực hiện các hoạt

động từ thiện – một công việc vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa có ý nghĩa xã hội. Trong những công cuộc từ thiện này, các nữ tu, nhất là các nữ tu của Dòng Chị em Mến Thánh giá10 đã đóng vai trò hết sức nổi bật và có hiệu quả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kiệm cho biết, từ năm 1877 đến năm 1902, chỉ riêng các nữ tu Dòng Mến Thánh giá ở nhà mụ Cái Mông (Nam kì) đã rửa tội cho 8.535 trẻ em chết yểu. Những đứa trẻ sống sót được giao cho các gia đình giáo dân nhận làm con nuôi hoặc đưa vào các trại cô nhi do Dòng Mến Thánh giá cai quản [30, tr.138].

Tất nhiên các công việc từ thiện nói trên được thực hiện kết hợp chặt chẽ với việc phát triển đạo, song tính nhân đạo rất đời thường và tác dụng tích cực của chúng đối với đời sống của người dân là không thể phủ nhận.

* * *

Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam từ khá sớm, khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, nhưng hoạt động truyền đạo chỉ thực sự có kết quả từ đầu thế kỷ XVII thông qua những hoạt động rất tích cực của các giáo sĩ thừa sai Pháp. Cho đến nay, Thiên chúa giáo đã có lịch sử trên 400 năm ở Việt Nam. So với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đến muộn, tuy nhiên trải qua thời gian, văn hóa Thiên Chúa giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong kho tàng văn hóa nước ta và đây là điều cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam có thể tự hào. Dĩ nhiên, không có sự tác động nào đơn phương một chiều cả. Khi du nhập vào Việt Nam, với tư cách đại diện cho văn hóa, văn minh phương Tây, Thiên chúa giáo có tác động trực tiếp đến văn hóa Việt Nam khi truyền tải những giá trị phương Tây thì văn hóa Việt Nam, vốn có một bề dày văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống cũng biến đổi tôn giáo này ngày càng gần gũi với tâm thức dân tộc. Điều đó phần nào lí giải sự tiếp nhận Thiên chúa giáo của một bộ phận dân cư Việt Nam trong hoàn cảnh các chính quyền phong kiến thực hiện chính sách cấm đạo khá quyết liệt. Những đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với văn hóa dân tộc Việt Nam thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: lối sống đạo, ngôn ngữ – chữ viết, báo chí, văn chương,

10Dòng nữ tu Mến Thánh giá do giám mục Pháp Lambert de la Motte thành lập ở Đàng Ngoài vào tháng 2/1670. Bổn mạng của dòng Mến Thánh giá là Thánh Giuse.

kiến trúc… Sẽ là không khách quan và thỏa đáng nếu chúng ta phủ nhận vai trò quan trọng của văn hóa Thiên Chúa giáo trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Từ góc độ yếu tố Pháp, chúng tôi cho rằng cần có sự phân biệt rạch ròi giữa những mưu đồ chính trị với động cơ tôn giáo chân chính trong quá trình Thiên chúa giáo được du nhập vào Việt Nam. Hay nói khác đi, vượt lên trên động cơ chính trị, cần nhìn nhận sự hiện diện của Thiên chúa ở Việt Nam là một sự du nhập văn hóa, thực chất là kết quả của sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá Đông – Tây trong tiến trình lịch sử dân tộc.Chúng tôi xin mượn lời tác giả Nguyễn Văn Kiệm để làm lời kết cho nhận định của mình, bởi đây là một vấn đề lớn và phức tạp, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn mà trong khả năng của mình, có thể chúng tôi chưa thể hiện hết được những nội dung cần chuyển tải:

“Những tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình lan toả, cùng lúc với sự

truyền bá đức tin, còn có vai trò chuyển tải văn hóa nội sinh của tôn giáo nào đó

cũng như văn hóa của cộng đồng sản sinh ra nó. Khi du nhập vào Việt Nam, Công

giáo cũng thể hiện vai trò đó và có những đóng góp vào nền văn hóa bản địa” [30,

tr.123].

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)