5. Cấu trúc của luận văn
2.3. Kiến trúc, điêu khắc
Dấu ấn đầu tiên của yếu tố Pháp về kiến trúc ở Việt Nam chính là kiểu thành
Vauban (système de Vauban)8. Tòa thành đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng theo
kiểu Vauban chính là thành Gia Định. Thành được Nguyễn Ánh cho xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, Gia Định (sau này là Sài Gòn) từ ngày 4/2/1790, dựa trên bản thiết kế của Olivier de Puymanel – một sĩ quan công binh Pháp (tên Việt là Ông Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là thành Bát Quái. Ngoài ra, thành còn có tên khác là thành Quy vì có hình dáng giống một con rùa.
8 Vauban (1633-1707), tên thật là Sébastien Le Prestre de Vauban, là kỹ sư công binh người Pháp, từng đưa ra phương thức xây dựng và sửa hơn 300 thành trì và đồn lũy của Pháp. Phần lớn trong số này là dùng để phòng thủ cho các vùng biên giới. Những pháo đài quân sự xây theo kiến trúc Vauban là một phức hợp các công trình liên quan chặt chẽ với nhau và có giá trị phòng ngự rất cao, bao gồm các bộ phận bảo vệ và đề kháng như lũy, pháo đài, đài quan sát, tường bắn, hào, hộ thành ... Phương thức cấu trúc của loại thành luỹ này xuất hiện khi quân đội nhiều nước trên thế giới vượt qua khỏi thời đại chiến đấu bằng cung tên và gươm giáo, khi họ được trang bị vũ khí bắn đạn đẩy đi bằng thuốc súng. Nghệ thuật kiến trúc quân sự này được áp dụng để xây dựng nhiều thành lũy ở một số nước phương Tây và các xứ thuộc địa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó có Việt Nam.
Thành được xây bằng đá ong, cao 13 thước, chu vi lũy đất bao quanh là 794 trượng (khoảng 3820m).
Từ lúc nhà Nguyễn được thành lập, mọi tòa thành lớn nhỏ của Việt Nam đều được xây dựng dựa theo cấu trúc kiểu Vauban, trong đó quan trọng nhất là kinh thành Huế. Tuy vậy, những tòa thành ở thời Nguyễn vẫn giữ những nét truyền thống phương Đông. Thuật phong thủy vẫn được áp dụng nghiêm ngặt trong việc chọn đất, chọn hướng … Chẳng hạn cửa tiền của kinh thành Huế vẫn mở về hướng Nam. Mọi kiến trúc như lầu cửa, vọng canh, nhà quan, nhà lính, nhà kho, nhà tù… đều là những công trình hoàn toàn mang phong cách Việt Nam.
Sau khi áp đặt được nền thống trị của mình ở Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Hàng loạt những công trình kiến trúc như nhà thờ, dinh thự… được chính quyền thuộc địa xây dựng phục vụ cho công cuộc khai thác. Thông qua những công trình này, nhiều phong cách kiến trúc mới, hoàn toàn mới mẻ đối với người Việt Nam đã được du nhập vào nước ta. Lúc bấy giờ, những phong cách kiến trúc này đang trong xu thế phổ biến ra toàn thế giới, sau khi đã đạt đến đỉnh cao ở châu Âu. Đó là các phong cách: Cổ điển, Hiện đại và kiến trúc dân gian Pháp.
Kiến trúc Cổ điển là phong cách được biết đến sớm nhất ở Việt Nam dưới
thời Pháp thuộc, bao gồm nhiều trường phái nhỏ khác nhau:
Kiến trúc Roman: chủ yếu được thể hiện trong các công trình tôn giáo như
nhà thờ, nhà dòng... Ở nước ta, Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn (năm 1960 được Toà thánh La Mã phong cho tên gọi là Vương Cung Thánh Đường) được xem là công trình Roman tiêu biểu và đẹp nhất. Công trình này được xây dựng trong những năm 1877 – 1880 theo đồ án của kiến trúc sư Jules Bourard.
Kiến trúc Gothic: tiêu biểu là Nhà thờ Lớn Hà Nội với các vòm cuốn nhọn. Công trình này do Giám mục Puginier tự thiết kế và lãnh đạo thi công vào năm 1886. Tuy nhiên, công trình theo trường phái Gothic đồ sộ nhất ở Việt Nam là nhà
Kiến trúc cổ điển phương Tây: là tên gọi chung cho một số trường phái kiến trúc như Hy Lạp, La Mã, Phục hưng, chủ nghĩa Cổ điển Pháp, Baroque, Rococo… Phần lớn công trình được thiết kế theo các trường phái này là các dinh thự đồ sộ, nơi làm việc và sinh sống của những quan chức cao cấp trong chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ. Xin đơn cử một vài công trình tiêu biểu trong số đó: Toà án tối cao trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội) là công trình mang trường phái Hy Lạp với hệ cột
Doric, được kiến trúc sư Henry Vildieu xây dựng năm 1906; Phủ Chủ tịch (trước
đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương) được xây dựng năm 1907 theo trường phái chủ nghĩa Cổ điển Pháp bởi kiến trúc sư Charles Lichtenfelder; còn trường phái
Rococo có thể kể đến Toà thị chính Sài Gòn (nay là Trụ sở UBND thành phố Hồ
Chí Minh) do kiến trúc sư Paul Gardès thiết kế, được xây dựng từ năm 1898 đến
năm 1909; tiêu biểu cho trường phái Baroque chính là Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng vào năm 1900, do kiến trúc sư Ferret thiết kế nhằm truyền bá văn hóa Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ... Ngoài ra ở nhiều địa phương khác trong cả nước, chúng ta có thể bắt gặp không ít những công trình được xây dựng theo trường phái Cổ điển phương Tây.
Kiến trúc Hiện đại9 chủ yếu đề cập đến trào lưu Modernisme (ở Pháp còn có
tên là Art Nouvean hay Art Deco). Về cơ bản, đây là một trào lưu kiến trúc từ chối
các phong cách Cổ điển phương Tây, để tiến dần đến hình thành Chủ nghĩa Công
năng ở châu Âu. Sự xuất hiện của các công trình mang phong cách kiến trúc Hiện
9Phong cách kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công
trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970.
Hiện nay, mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc hiện đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ XX đã được thay thế bằng trào lưu kiến
đại gắn liền với việc người Pháp đưa vào sử dụng một số vật liệu mới như sắt thép, xi măng và bê tông cốt thép. Đơn giản nhất là những ngôi nhà kiểu trại lính, hay nhà sĩ quan, cao hai tầng có hành lang bao quanh cho mát và dễ di chuyển khi có sự cố. Tiêu biểu là nhà Bảo tàng Quân độiở cạnh Cột cờ trong Hoàng Thành Hà Nội. Tuy vậy, những công trình phong cách kiến trúc Hiện đạiđẹp nhất ở Việt Nam lại xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đầu thế kỉ XX, với công cuộc khai thác thuộc địa, một bộ phận người Pháp đã tới Việt Nam làm việc, sinh sống. Những hoài niệm về quê hương được họ thể hiện phần nào thông qua các biệt thự, trường học mang dấu ấn phong cách kiến trúc địa
phương Pháp (chủ yếu là các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris). Về
cơ bản, các công trình phong cách địa phương miền Bắc Pháp có mái với độ dốc lớn, trong khi đặc trưng của các công trình phong cách vùng Paris là mái có độ dốc vừa phải, có hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường. Mặc dù vậy, để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới thì các công trình này có những biến đổi nhất định như mang nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ nhiều những hình thức trang trí nguyên gốc… Một số công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc này ở Hà Nội:
Grand Lycée AIber Sarraut tức trường Trung học bảo hộ (nay là trụ sở Ban Đối
ngoại trung ương Đảng trên phố Hoàng Văn Thụ, Hà Nội), Petit Lycée (nay là trường THPT Trần Phú), trường nữ học Pháp (nay là trụ sở bộ Tư pháp), Lycée du
Protectoratcòn gọi là trường Bưởi (trường Chu Văn An, Hà Nội ngày nay) và một
số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn. Song địa phương có nhiều công trình mang phong cách kiến trúc địa phương Pháp chính là thành phố Đà Lạt với hàng trăm ngôi biệt thự lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Đà Lạt được người Pháp xem là một Paris thu nhỏ ở Đông Dương.
Cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng có những chuyển biến quan trọng. Thông qua việc tiếp xúc, giao lưu với nền điêu khắc Pháp, điêu khắc Việt Nam đã tiếp thu một số phương pháp khoa học mới của điêu khắc phương Tây như hình khối, tỉ lệ… Ngoài các chất liệu gỗ, đá và đồng truyền thống, điêu khắc Việt Nam còn biết đến một số chất liệu tạo hình mới
như thạch cao, xi măng. Đầu thế kỉ XX, nghệ thuật tượng đài và tượng chân dung bán thân đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Kết hợp giữa điêu khắc với kiến trúc, các tượng và phù điêu đắp nổi đã được dùng để trang trí các công sở, dinh thự… với đề tài chủ yếu lấy từ thần thoại phương Tây hoặc phỏng theo các kiến trúc Pháp. Đây là một nét hoàn toàn mới, là minh chứng rõ nét cho yếu tố Pháp trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Có thể khẳng định các công trình kiến trúc là một biểu hiện quan trọng của yếu tố Pháp về di sản văn hóa vật chất mà thực dân Pháp đã để lại trong thời gian cai trị Việt Nam. Thông qua những công trình này, người Pháp để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong nền kiến trúc Việt Nam. Đầu tiên là sự xuất hiện của một số vật liệu và kĩ thuật xây dựng hiện đại như xi măng, sắt thép, bê tông… với hàng loạt các dinh thự, trụ sở được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trong đó có những công trình có giá trị cao cả về kĩ thuật và giá trị nghệ thuật như cầu Long Biên, nhà Hát lớn Hà Nội, chợ Bến Thành… Người Pháp đã mang tới Việt Nam một hệ thống tư duy mới về kiến trúc. Lần đầu tiên, chúng ta biết đến bản vẽ kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế hạ tầng kĩ thuật đô thị, có những bài học sống động về quy hoạch đô thị… Dấu ấn của người Pháp trong kiến trúc Việt Nam còn được ghi nhận với sự thành lập của khoa Kiến trúc thuộc trường Đại học Đông Dương vào năm 1925. Trong 20 năm tồn tại, khoa đào tạo được khoảng 50 kiến trúc sư người Việt cùng với 150 họa sĩ và nhà điêu khắc. Được giảng dạy bởi những kiến trúc sư giỏi người Pháp theo chương trình đào tạo giống như ở Pháp, thế hệ những kiến trúc sư người Việt đầu tiên này đã gây dựng nền móng vững chắc cho một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại.
Tất nhiên, người Pháp xây dựng hàng loạt những công trình kiến trúc, du nhập những phong cách kiến trúc mới hay đào tạo ra các kiến trúc sư người Việt… đều không nằm ngoài mục đích là để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị và văn hóa của Pháp ở Việt Nam. Tuy vậy, theo thời gian, những công trình kiến trúc này đã trở thành di sản văn hóa vật chất có giá trị. Đó là một biểu hiện sống động của yếu tố Pháp trong nền kiến trúc Việt Nam đầu thế kỉ XX.