Văn hóa Thiên chúa giáo góp phần làm kho tàng văn hóa Việt thêm

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 60 - 62)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Văn hóa Thiên chúa giáo góp phần làm kho tàng văn hóa Việt thêm

thêm phong phú, đặc sắc

Vì tôn giáo là một thành tố quan trọng của văn hóa nên sự hiện diện của Thiên chúa giáo ở Việt không chỉ làm phong phú thêm đời sống tâm linh, tín ngưỡng mà còn bổ sung nhiều sắc thái mới vào kho tàng văn hóa Việt Nam.

Tôn giáo luôn là một đề tài được các văn nghệ sĩ khai thác trong quá trình sáng tác nghệ thuật. Sau khi được du nhập và có một vị trí nhất định ở Việt Nam, các đề tài về Thiên chúa giáo trở thành cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… Về văn học, có thể kể ra Nguyễn Trọng Quản với Truyện thầy Lazaro Phiền ra đời năm 1887. Truyện thầy Lazaro Phiền là cột mốc đánh dấu sự hình

thành tiểu thuyết mới ở nước ta khi lấy trạng thái, tâm lí nhân vật làm đối tượng miêu tả theo cách thức của tiểu thuyết Pháp. Những thập niên đầu thế kỉ XX, các tác giả người Thiên chúa giáo như Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Bàng Bá Lân… đã trở thành những tên tuổi lớn trong nền văn học Việt Nam.

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Thiên chúa giáo cũng mang đến những dấu ấn đặc sắc, riêng biệt. Trước hết là sự du nhập kiến trúc nhà thờ phương Tây vào Việt Nam. Đặc trưng của các nhà thờ được xây dựng theo phong cách này như nhà thờ Kẻ Sở (Hà Nam), nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Lớn Hà Nội… là những tháp chuông cao vút và những vòm cuốn nhọn. Qua việc xây dựng những công trình kiến trúc này, người thợ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với kĩ thuật xây dựng phương Tây, lối trang trí, họa tiết trong nhà thờ châu Âu… Theo thời gian, phần lớn các nhà thờ Thiên chúa giáo ở nước ta được xây dựng theo phong cách truyền thống Á Đông, hoặc có sự đan xen giữa hai phong cách: vừa có yếu tố châu Âu, vừa có yếu tố truyền thống. Tiêu biểu cho các nhà thờ theo lối kiến trúc này là nhà thờ Phát Diệm được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX ở Kim Sơn (Ninh Bình). Về mặt kiến trúc, nhà thờ Phát Diệm mang đậm dấu ấn kiến trúc dân tộc, thể hiện rõ tâm thức Việt Nam. Chung tôi xin mô tả Phương Đình – một trong số 18 công trình trong quần thể nhà kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để chứng minh cho nhận định trên.

Phương Đình là công trình được xây dựng cuối cùng trong quần thể nhà thờ Phát Diệm, hoàn thành vào năm 1899. Hình dáng của Phương Đình giống như đình làng, kích thước gần vuông: ngang 24m, sâu 17m, cao 25m. Toà Phương Đình có 3 cửa ra vào, bên trên là hai tầng lầu, các đầu dốc uốn mái cong uyển chuyển, mái lợp ngói mũi hài. Tầng trên cùng treo quả chuông Nam (chuông nện vồ, khác với chuông Tây phải kéo chuông mới kêu). Xung quanh chuông có khắc chữ Hán và chữ Latinh. Bốn tháp ở bốn góc kết cấu chồng mái cong rất mềm mại, trên đỉnh mỗi tháp là tượng các Thánh chép sách Phúc âm. Với lối kiến trúc tam bậc, tam cấp, chồng mái, đầu dốc uốn cong vút, lợp ngói mũi hài, toà Phương Đình đem lại cho người ta một ấn tượng mạnh mẽ về một phong cách Á Đông. Tín đồ Thiên Chúa giáo đến nhà thờ thực hành lễ có cảm giác như đến với đình, chùa vốn thân quen và

ăn sâu vào tiềm thức của người Việt.

Có thể thấy rằng trước khi có kiến trúc nhà thờ phương Tây, những công trình kiến trúc như đình, chùa… đã in đậm trong tâm thức của người Việt. Phải chăng vì thế mà khi du nhập vào Việt Nam, kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo đã kế thừa, hoà trộn những yếu tố Việt đó để dễ đi vào lòng người của các tín đồ Việt Nam? Có thể còn nhiều lý do khác nữa, nhưng rõ ràng nhờ đó kiến trúc nhà thờ Việt Nam trở nên đa dạng và đặc sắc. Sự xuất hiện của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã du nhập những phong cách kiến trúc mới, vật liệu xây dựng mới. Trên cơ sở lối kiến trúc phương Tây, người thợ Việt Nam tài hoa đã tạo ra những kiểu dáng mới, tiêu biểu là loại hình kiến trúc nhà thờ mang phong cách truyền thống dân tộc – một sáng tạo trong kiến trúc Thiên Chúa giáo Việt Nam. Đây được coi là một tư liệu sống động về sự giao lưu, tiếp biến văn hoá.

Trong buổi đầu phát triển của báo chí Việt Nam, báo chí Thiên chúa giáo cũng có những đóng góp nhất định. Tờ Nam kì địa phận xuất hiện ở Sài Gòn ngày 26/11/1908 là một trong những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ sớm nhất ở nước ta. Một nhà báo Thiên chúa giáo như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… là những người tiên phong trong việc du nhập lối làm báo phương Tây vào Việt Nam qua tờ Gia

Định báo. Sang đầu thế kỷ XX, không giáo phận, dòng tu Công giáo nào không có

báo riêng. Có tờ rất nổi tiếng như tờ Vì Chúa của linh mục L’Abbe Thích ở Cửa Tùng mà Phan Bội Châu thường cộng tác. Ngay từ khi ra đời, báo chí Thiên chúa giáo đã sớm tiếp cận được cách trình bày, minh họa, cập nhật thông tin của báo chí phương Tây. Việc sử dụng chữ quốc ngữ của báo chí Thiên chúa giáo cũng góp phần phát triển tiếng Việt. Đây cũng là kho tư liệu về lịch sử tôn giáo, về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam đương thời.

Một phần của tài liệu yếu tố pháp trong văn hóa việt từ thế kỉ xvii đến đầu thế kỉ xx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)