5. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Thời kì Đàng Trong – Đàng Ngoài
Đến giữa thế kỉ XVII, trong khi Hà Lan chiếm vị thế gần như độc tôn trong hoạt động hàng hải, Pháp cũng như một số nước khác ở châu Âu vẫn đứng ra làm trung gian mua bán. Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, sau khi được vua Louis XIV giao nắm quyền về tài chính, J. B. Colbert (cầm quyền ở Pháp từ 1661 đến 1683) rất quan tâm tới việc thành lập các công ty thương mại với những đặc quyền lớn. Trên cơ sở thành lập các công ty thương mại chủ yếu hoạt động ở châu Mĩ, Đại Tây Dương, tháng 8/1664, tức một năm sau khi Hội thừa sai Paris ra đời, Công ty Đông Ấn Pháp (La Compagnie FranÇaise des Indes Orientales – CIO) được thành lập dựa theo mô hình của công ty Đông Ấn Anh (East India Company – EIC, thành lập năm 1600) và công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie – VOC, thành lập năm 1602). Theo đó CIO được tự do hoàn toàn trong hoạt động buôn bán với các xứ vùng Ấn Độ (bao gồm cả Ấn Độ lẫn các nước Nam Á và Đông Nam Á). Do vậy, khi đề cập đến hoạt động thương mại của Pháp với Đại Việt trong giai đoạn này, trên thực tế là đề cập quan hệ giao thương giữa CIO và nước ta.
Quan hệ thương mại của CIO với Đại Việt nếu tính từ chuyến đi đầu tiên năm 1669 cho đến năm 1769 khi CIO bị giải tán có thể được chia làm hai giai đoạn.
1.2.1.1. Con đường vào Việt Nam của yếu tố Pháp thông qua hoạt động
thương mại của CIO với Đàng Ngoài (1669 – 1702)
Là quốc gia có đường bờ biển dài và một số thương cảng giữ vị trí quan trọng trên ngã tư giao thương quốc tế, Đại Việt có nhiều lợi thế để phát triển hoạt động ngoại thương. Trước khi các thương nhân châu Âu xuất hiện, Đại Việt đã có các bạn hàng truyền thống như Trung Hoa, Mã Lai, Java, Xiêm, Nhật Bản… trong đó Trung Hoa luôn là bạn hàng thường xuyên và lớn nhất.
Một điều chắc chắn là trước khi thâm nhập vào thị trường Đại Việt, những thông tin cơ bản về hoạt động thương mại ở đây đã được thương nhân Pháp biết đến ít nhiều thông qua các công ty thương mại Hà Lan, Anh… và nhất là các giáo sĩ thừa sai người Pháp. Thời gian giữa thế kỉ XVII chứng kiến thời kì hoàng kim của nền ngoại thương Đàng Ngoài. Các thương thuyền Á, Âu tấp nập tìm đến các thương cảng Đàng Ngoài để làm ăn, buôn bán. Nguyên nhân quan trọng lí giải sự hưng khởi đó là do chính sách thuận lợi của chính quyền Lê – Trịnh. Điều đó khiến ban lãnh đạo CIO muốn xúc tiến nhanh việc thông thương với Đại Việt, trước hết là Đàng Ngoài, trong quá trình giao thương với các xứ vùng Ấn Độ.
Năm 1669, một thương thuyền Pháp được cử đến Đại Việt với nhiệm vụ thiết lập một thương điếm của CIO ở Đàng Ngoài. Trên thuyền có giám mục Lambert và các giáo sĩ Bourges, Bouchard. Chiếc thuyền này lưu lại Đàng Ngoài tới tháng 2/1670.
Do thời gian này chính quyền Đàng Ngoài đang cấm đạo, để có thể dừng chân thuận lợi, người Pháp thông báo với các quan chức địa phương rằng trên thuyền chỉ có mình giáo sĩ Lambert, còn lại tất cả đều là các thương nhân của CIO. Kết quả thu được khá tốt đẹp: sứ đoàn đã được đón tiếp trọng thị, nhận được lời hứa hẹn về thương mại từ chính quyền Lê – Trịnh, đồng thời các giáo sĩ thừa sai Pháp được tự do truyền đạo trong địa phận quản hạt. Điều đó cho phép Pallu đưa ra kiến nghị gửi lên thủ tướng J. B. Colbert nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa CIO
với Đàng Ngoài: “Tôi cầu xin Ngài vì lợi ích của đức tin mà Công ty phụ thuộc vào,
và vì danh dự cùng nền vinh quang của nhà vua rất mộ đạo, hãy làm cho các vị
tổng giám đốc không ngừng làm mọi điều cần thiết cho việc đặt một thương điếm
tại vương quốc này (tức Đàng Ngoài – ND) hoặc ít ra là thực hiện một chuyến tới
đây. Việc này có thể rất có lợi cho công ty” [44, tr.56].
Nhưng phải mất một thời gian sau, ban lãnh đạo CIO ở Pondichéry mới khởi động lại hoạt động giao thương với Đàng Ngoài. Theo đó, năm 1680, CIO cử một chiếc tàu Tonquin có trọng tải khoảng 250 tấn do Chappelain chỉ huy mang theo 3.000 réaux hàng hóa, cùng với thư từ và tặng phẩm để dâng lên chính quyền Lê – Trịnh. Khi đến Bantam (Indonesia), Chappelain mượn thêm 20.000 écus “vì một
chiếc thuyền quá nhỏ bé sang để mở một cơ sở thương mại sẽ làm tổn hại đến danh
tiếng của Công ty” [44, tr.58]. Cuộc gặp gỡ diễn ra khá tốt đẹp, Chappelain đã được quyền tự do thông thương và mở một thương điếm ở phố Hiến.
Như đã trình bày mục 1.2, sau khi bị trục xuất và được xử trắng án ở Madrid, Pallu trở về Pháp. Tại Pháp, ông vận động triều đình tiếp tục ủng hộ hoạt động thương mại ở Viễn Đông, trong đó có Đại Việt. Được sự khuyến khích của vua Louis XIV, ngày 26/3/1681, Pallu lên đường quay trở lại Đàng Ngoài. Qua Surate, biết được thành công chuyến đi của tàu Tonquin, Pallu thúc giục Baron cử một chiếc khác đến Đàng Ngoài. Tuy nhiên, Baron chỉ đồng ý cấp cho Pallu một chiếc tàu nhỏ Saint Joseph thay vì tàu Président trọng tải 300 tấn như Pallu yêu cầu. Pallu đến Xiêm vào ngày 23/4/1682. Quyết định dừng lại Xiêm, Pallu cử De Bourges mang theo thư của vua Louis XIV cùng quà tặng đi tiếp đến Đàng Ngoài. Bức thư của vua Louis XIV được Bourges trình lên chúa Trịnh có đoạn: “Nay chúng tôi đã đạt được hòa bình sau khi giành nhiều chiến thắng… bèn ra lệnh ngay cho Công ty Hoàng gia đặt trụ sở tại quý quốc càng sớm càng tốt và ra lệnh cho các ông Deydier và De Bourges lưu lại bên Chúa thượng để giữ một mối liên hệ tốt đẹp giữa
thần dân hai nước chúng ta, cũng là để báo cho chúng tôi biết về những dịp thuận
tiện mà chúng tôi có thể biểu thị lòng kính mến đối với Chúa thượng và lòng mong
quốc. Để bước đầu tỏ rõ những tình cảm đó, chúng tôi đã cử người dâng lên Chúa
thượng một vài tặng phẩm mà chúng tôi tin rằng sẽ làm Chúa thượng vừa ý” [44,
tr.60-61].
Bức thư của vua Louis XIV có hai nội dung quan trọng. Về kinh tế, xin phép cho CIO được lập thương điếm ở Đàng Ngoài. Còn về tôn giáo, xin chính quyền Lê – Trịnh cho phép Bourges và Deidyer được tự do truyền đạo, giáo dân được tự do theo đạo.
Trưởng thương điếm Anh ở Đàng Ngoài là William Hodges đã cho biết kết quả chuyến đi của tàu Saint Joseph như sau: “Người Pháp nhận được một tàu từ
Xiêm tới, mà không phải tàu này đến vì mục đích buôn bán mà mang theo một bức
thư và tặng phẩm của vua Pháp gửi chúa Đàng Ngoài… Món tặng phẩm giá trị ít
nhất là 1.200 bảng Anh. Tặng phẩm được dâng lên chúa ít lâu trước khi chúa mất
(tức chúa Trịnh Tạc – ND). Chúa nhận một cách lạnh nhạt. Người Pháp đã phải tốn
kém, vất vả mới có được giấy phép của vị chúa hiện nay (tức chúa Trịnh Căn –
ND), và cũng không được giáp mặt chúa khi tiếp kiến. Chúa chỉ trả lời vua Pháp
một cách nhạt nhẽo và gửi biếu một món quà nhỏ mọn bằng tơ sống và bằng hàng
hóa của Đàng Ngoài trị giá 150 lạng bạc” [44, tr.61-62].
Ở đây có thể có sự phóng đại của bên này hay bên kia, nhưng không khó để nhận thấy người Anh đã coi ý định mở thương điếm Pháp ở Đàng Ngoài như là hành động chống lại vị thế của chính họ. Vả lại, họ cũng có cớ để cảm thấy lo ngại vì cuối cùng công ty Đông Ấn Pháp cũng đã bắt đầu hoạt động ở Đàng Ngoài. Tuy nhiên hoàn cảnh sau đó ở khu vực đã tỏ ra bất lợi cho việc lập thương điếm của người Pháp. Năm 1682, thương điếm của Pháp và một số nước châu Âu khác ở Bantam bị người Hà Lan chiếm đoạt. Sự sụp đổ của thương điếm duy nhất mà công ty Đông Ấn Pháp thành lập được trên đảo Java (Indonesia) đã kéo theo sự kết thúc của thương điếm Pháp ở Đàng Ngoài.
Sau năm 1682, CIO không cử một thương thuyền nào đến Đàng Ngoài vì từ năm 1685, sau khi Trung Quốc mở cửa một số thương cảng cho các nước phương Tây, các thương nhân châu Âu có xu hướng chuyển sang thị trường Trung Quốc. Về
phía mình, CIO cũng bắt đầu thay đổi kế hoạch xâm nhập vào thị trường Đại Việt khi hướng sự quan tâm tới Đàng Trong.
Không khó để lí giải sự thay đổi nói trên của ban lãnh đạo CIO. Cho đến năm 1682, hoạt động kinh doanh của CIO ở Đàng Ngoài chỉ dừng lại trong chuyến viễn hành duy nhất của tàu Tonquin và những cố gắng thiết lập thương điếm của Chappelain. Đã vậy, số hàng hóa trên tàu chủ yếu là quà biếu, hàng mẫu hay hàng tái xuất sang Trung Quốc nên lợi nhuận không cao. Có lẽ ban lãnh đạo CIO lúc bấy giờ xem Đàng Ngoài là nơi trung chuyển hàng hóa để chở tiếp sang Trung Quốc hơn là một thị trường hấp dẫn. Ngoài ra, từ sau năm 1672, khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc, chính quyền Đàng Ngoài thi hành chính sách hạn chế ngoại thương vì không còn nhiều lợi ích để tìm kiếm sự giúp sức của phương Tây như trong thời gian trước đó. Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày một nhiều các giáo sĩ thừa sai trên các thương thuyền đã gây ra không ít lo ngại cho chính quyền Lê – Trịnh.
1.2.1.2 Con đường vào Việt Nam của yếu tố Pháp thông qua hoạt động
thương mại của CIO với Đàng Trong (1702 – 1769)
Sau gần một thế kỉ xác lập và mở rộng, diện mạo kinh tế Đàng Trong đã thay đổi căn bản vào giữa thế kỉ XVII nhờ những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn. Các sản phẩm và sản vật của Đàng Trong ngày càng phong phú, được nhiều thị trường ưa chuộng. Đời sống của quan lại, quý tộc cùng một bộ phận lớn dân cư trong xã hội cũng sung túc hơn, dần quen sử dụng các vật phẩm cao cấp, ngoại nhập. Những điều đó khiến Đàng Trong nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại đầy hấp dẫn ở khu vực.
Năm 1686, một nhân viên của CIO là Véret được cử sang Đàng Trong tìm kiếm một địa điểm thuận lợi cho việc thiết lập thương điếm. Trong báo cáo của mình, Véret đề nghị nên chiếm lấy đảo Poulo Condore (tức Côn Đảo) vì “các tàu bè
Trung Quốc, Đàng Ngoài, Macao, Manille, Đàng Trong… muốn buôn bán với các
xứ vùng Ấn Độ, cần đến xem xét tận nơi hòn đảo này, cũng như những tàu bè các
xứ vùng Ấn Độ muốn qua đây để tới các vùng biển Trung Quốc, các tàu Anh và Hà
Sunda) và Malacca. Thêm vào đấy, phải đánh giá việc buôn bán với Cao Miên và Lào như một điều đáng kể, vì ngoài việc các nước này cũng có hàng hóa giống như ở Xiêm, lại còn có thêm vàng, cánh kiến, xạ hương, hồng ngọc, ngà voi, gỗ trầm hương, sau cùng còn nhiều thứ quý giá” [44, tr.91].
Tuy vậy, trong 2 thập niên đầu thế kỉ XVIII, CIO không triển khai bất kì một kế hoạch nào nhằm thiết lập quan hệ thương mại với Đàng Trong. Phải đến năm 1721, CIO mới cử Renault, quản trị quyết toán tại Port – Louis, tới Đàng Trong để nghiên cứu lại Côn Đảo trong khoảng thời gian từ tháng 9/1721 đến tháng 6/1722. Trong bản báo cáo đề ngày 25/7/1723, Renault có quan điểm hoàn toàn trái ngược với Véret khi khẳng định Côn Đảo là địa điểm đáng bỏ hơn đáng chiếm vì phải cần rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực để thiết lập thương điếm tại đây.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo CIO vẫn không từ bỏ những nỗ lực mới nhằm thiết lập được một cơ sở thương mại ở biển Đông vì hoạt động thương mại của CIO ở Quảng Châu (Trung Quốc) lúc bấy giờ ngày càng khó khăn. Năm 1744, De Rothe, đại diện của CIO ở Quảng Đông, đã uỷ quyền cho Jacques O’Friell đến Đàng Trong xem xét tình hình. Friell đã được Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cấp cho giấy phép buôn bán, cho đất dựng kho hàng. Nhận thấy triển vọng thương mại với Đàng Trong, Friell thúc giục J.F. Dupleix – Toàn quyền Pháp ở Pondichéry lúc bấy giờ nhanh chóng tổ chức quan hệ buôn bán với Đàng Trong. Nhưng do Pháp bị cuốn vào cuộc chiến tranh ở Áo (1740 – 1748), rồi cuộc chiến 7 năm với Anh (1756 – 1763), kế hoạch trên đã bị hoãn lại.
Cùng lúc đó, một kế hoạch xâm nhập vào Đàng Trong cũng được đem ra thảo luận ở Paris. Nhận trách nhiệm đi điều tra tình hình là Pierre Poivre. Tháng 6/1748, một bản báo cáo đầy lạc quan được P. Poivre trình lên triều đình vua Louis XV. Ngoài việc nhấn mạnh đến tiềm năng, lợi ích của Đàng Trong và cảng Tourane (tức Đà Nẵng), mặc dù đã khiêm tốn thừa nhận “không có ý cho rằng với bản tường
trình ngắn ngủi này đã nêu lên được một ý niệm đúng đắn và khá chi tiết về tất cả
những gì có liên quan đến Đàng Trong” [44, tr.96], Poivre kết luận là Pháp nên mở một cơ sở thương mại ở đây vì “ngoài những mối lợi mà các thuộc địa của Pháp có
thể buôn bán với nước này, hoặc bằng cách đem hàng đến bờ biển ở đó hoặc lấy
hàng từ đó chở sang Trung Quốc là nơi có thể kiếm được những món lợi rất lớn.
Người ta có thể thấy được tại đây những lợi ích thuộc một loại khác quý hơn và thực tế hơn đối với những ai hiểu biết tất cả của cải thật sự của một thuộc địa là gì
và cái gì có thể có ích cho nó… Người ta có thể tuyển mộ những người ở đây và
những thợ thuyền dùng cho việc sản xuất đường và nghề tơ lụa… mang đi nông dân
và thợ mộc…” [44, tr.96].
Cũng trong tháng 6/1748, J. O’Friell cũng gửi về Pháp một bản báo cáo khác đề cập đến khả năng thương mại giữa CIO và Đàng Trong. Cuối cùng, Poivre đã thuyết phục được triều đình Pháp chấp thuận kế hoạch của mình. Theo đó, Poivre sẽ đến Đàng Trong để đạt được hai mục tiêu quan trọng: mở thương điếm, khai trương việc buôn bán ở Đàng Trong và đồng thời xóa bỏ vị thế độc quyền của thương nhân Hà Lan trong việc buôn bán các loại hương liệu như quế, hồ tiêu, đinh hương…
Tháng 10/1748, Poivre rời Pháp để thực hiện kế hoạch trên. Khi ghé qua Pondichéry, Poivre gặp không ít khó khăn do sự bất hợp tác của J.F. Dupleix. J.O’Friell không trao cho Poivre những tài liệu về Đàng Trong và yêu cầu Poivre phải trả tiền nếu muốn có được giấy phép thông thương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cấp cho Friell trước đó. Cuối cùng, biết không thể gây áp lực mãi với đại diện của triều đình, Dupleix đã cấp cho Poivre chiếc thuyền Machault có trọng tải 600 tấn, mang theo 40 cỗ đại bác rời Pondichéry và cập cảng Đà Nẵng vào ngày 29/8/1749. Sau đó, Poivre được bố trí yết kiến chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Phú Xuân. Theo một số tài liệu, để có thể hoàn thành nhiệm vụ, Poivre đã vấp phải rất nhiều trở ngại như sự nhũng nhiễu của các quan chức địa phương, những rào cản tiền tệ... Trong bản tường trình của mình, Poivre đã nhận định: “Một công ty nếu
muốn đặt cơ sở tại Đàng Trong và có được những sự sắp đặt vững chắc để tiến
hành công cuộc kinh doanh có lợi thì phải thể hiện mình có những phương tiện có
thể làm người ta sợ và kính nể. Công ty sẽ tìm được những điều kiện ấy trong địa
hình của xứ này nói chung và nhất là trong vịnh Đà Nẵng, nơi có thể đặt cơ sở một