Mối quan hệ và sự gắn kết phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”. Cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình CNH, HĐH; phân tích

tình hình bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam trong những năm qua; Đề xuất một nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên

trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay [84].

1.2.3. Mối quan hệ và sự gắn kết phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường môi trường

Mối quan hệ giữa PTCN với môi trường: PTCN và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau, nhưng đồng thời có mâu thuẫn với nhau trong quá trình phát triển. Từ đó nảy sinh các khuynh hướng khác nhau để giải quyết mối quan hệ giữa PTCN và BVMT. Đẩy mạnh sự PTCN

bằng mọi giá, sau đó mới nói đến BVMT. PTCN bền vững hài hòa với đảm bảo tính bền vững của môi trường.

Kết quả nghiên cứu nội dung trên được thể hiện ở một số công trình khoa học có tính tiêu biểu sau đây:

- Nguyễn Thế Chinh (2003),“Giáo trình Kinh tếvà Quản lý môi trường” [24].

Giáo trình này trang bị cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường, quản lý môi trường xem xét dưới góc độ kinh tế. Giáo trình đã phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, những vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường, những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu.

- Nguyễn Thị Thơm và An Như Hải (Đồng Chủ biên) (2011), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường” [118].

Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản, phân tích những kinh nghiệm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Đồng thời cuốn sách cũng đưa ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam trong thời gian sắp tới như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường; tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp; nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT trong toàn xã

hội… Nội dung cuốn sách được kết cấu gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường; Chương II: Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam; Chương III: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề môi trường và quản lý nhà nước về môi trường.

- Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Nhật (Đồng Chủ biên) (2013), “Giáo trình kinh tế môi trường”[74].

Giáo trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận quan trọng như: Khái niệm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển; vấn đề khai thác và

sử dụng có hiệu quả TNTN trong quá trình phát triển; vấn đề chất lượng môi trường và kiểm soát ONMT; cuối cùng là những vấn đề về quản lý nhà nước về môi trường.

- Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2014), “Giáo trình Kinh tế môi trường (Dành cho đào tạo sau đại học)” [77].

Giáo trình này đã trình bày những kiến thức cơ bản về kinh tế học trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên, về ONMT như: Mối quan hệ giữa kinh tế và

môi trường; Kinh tế ô nhiễm và ONMT, các công cụ kinh tế và khả năng áp dụng để giải quyết vấn đề môi trường; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Định giá

tài nguyên môi trường và tác động môi trường; Quản lý môi trường - Các công

cụ quản lý môi trường; Tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu. các nội dung đó đã phần nào lý giải được các nguyên nhân kinh tế của ô nhiễm và suy thoái môi trường, qua đó đề ra những biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường trong đó nhấn mạnh vấn đề tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu là xu hướng phát triển mà mọi người đang quan tâm.

Lê Quốc Lý (2015), “Tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tác giả đã nghiên cứu và làm rõ nhiều vấn đề về phát triển bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế đi đối với tiến bộ và công bằng xã hội trong đó có ba điểm nổi bật.

Một là, luận giải cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, luận giải thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện vấn đề trên ở Việt Nam. Ba là,

xây dựng quan điểm, phương hướng và đề xuất một số nhóm giải pháp để thực hiện tốt vấn đề tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới [79].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)