Tình hình môi trường nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

3.2.3.1. Tình hình môi trường nước

- Diễn biến chất lượng nước thải tại các KCN

Trong giai đoạn tiến hành quan trắc (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc) từ năm 2011 - 2015 đối với 09 KCN tập trung trên địa bàn thành phố

Hà Nội, có 03 KCN có hàm lượng các chất gây ô nhiễm (một số chỉ tiêu hữu cơ như COD, BOD5, Tổng N) tương đối cao so với các KCN còn lại là: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài và KCN Thạch Thất - Quốc Oai.

Do 100% các KCN đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, riêng KCN Nội Bài trong gian đoạn lấy mẫu quan trắc 2011-2015 chỉ mới có hệ thống XLNT sinh hoạt đang vận hành (hệ thống XLNT công nghiệp giai đoạn I vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, mới đi vào vận hành chính thức đầu năm 2017) nên nước thải công nghiệp từ các cơ sở phải tự xử lý trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung); vì vậy chất lượng nước thải sau xử lý thải ra ngoài môi trường tại KCN Nội Bài còn một số chỉ tiêu hữu cơ như COD, BOD5, Tổng N vượt QCCP theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).

Tại các KCN, các chỉ tiêu hữu cơ quan trắc vào mùa mưa thường cao hơn mùa khô, tuy nhiên các chỉ tiêu kim loại vào mùa khô lại cao hơn mùa mưa. Nguyên nhân có thể là do hoạt động sản xuất công nghiệp tại các cơ sở trong KCN thường tăng mạnh vào các tháng cuối năm và dịp Tết nguyên đán.

Đối với KCN Sài Đồng B, trạm XLNT tập trung của do Công ty Cổ phẩn dịch vụ đô thị Him Lam đầu tư xây dựng và vận hành. Năm 2015, trạm XLNT tập trung vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Trong giai đoạn tiến hành quan trắc, các cơ sở trong KCN tự xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.

Trạm XLNT tập trung của KCN Thạch Thất - Quốc Oai do Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Địa Chất đầu tư xây dựng và vận hành. Trạm XLNT của KCN đi vào hoạt động chính thức từ tháng 9/2013. Hiện nay, ngoại trừ Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam tự xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam

trước khi xả vào môi trường, còn lại đa số các cơ sở trong KCN đều đấu nối vào

hệ thống XLNT tập trung của KCN.

Năm 2019, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc tại 03

KCN: Hà Nội - Đài Tư (thuộc phường Sài Đồng, quận Long Biên - phía Đông của Hà Nội); KCN Thạch Thất - Quốc Oai (một phần thuộc huyện Thạch Thất

và một phần thuộc huyện Quốc Oai - phía Tây Hà Nội) và KCN Nam Thăng

Long (thuộc quận Bắc Từ Liêm - phía Tây Bắc Hà Nội). Kết quả quan trắc được cho thấy, hàm lượng các chất gây ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD5, Tổng N, P tổng số và các kim loại nặng (As, Pb, Cu, Fe, Cr, Ni,...) đều thấp hơn giới hạn cho phép. Trong những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, công tác phòng chống tội phạm về môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp được tăng cường và tương đối hiệu quả; ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo

vệ môi trường được nâng cao. Một số KCN đã lắp đặt hoặc đang đẩy nhanh việc lắp đặt và hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động, truyền số liệu, kết quả quan trắc một cách nhanh nhất về Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Hà Nội có 09 KCN có hệ thống XLNT: KCN Bắc Thăng Long, KCN Hà Nội - Đài Tư, KCN Quang Minh I, KCN Nam Thăng Long, KCN Phú Nghĩa, KCN

Nội Bài, KCN Thạnh Thất - Quốc Oai, KCN Sài Đồng B; [KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội chưa đưa hệ thống xửlý nước thải đi vào hoạt động]; 02 Khu Công nghệ cao đã

xây dựng hệ thống xửlý nước thải: Khu Công nghệ cao Láng - Hoà Lạc [chưa đưa

hệ thống XLNT đi vào vận hành]; Khu Công nghệ cao Công nghệ thông tin;...

- Diễn biến chất lượng nước thải tại các CCN

Nguồn dữ liệu để đánh giá diễn biến chất lượng nước thải tại các CCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội là nguồn dữ liệu do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện trong các năm từ năm 2011 đến 03

tháng đầu năm 2019 thực hiện quan trắc tại 22 CCN trên địa bàn Thành phố và dữ liệu quan trắc hiện trạng môi trường 6 tháng đầu năm 2019 tại 22 CCN.

Nhận xét chung: Kết quả quan trắc tại 22 CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội

từ năm 2011 đến 3 tháng đầu năm 2019 cho thấy hàm lượng các chất gây ô nhiễm (COD, BOD5, TSS, NH4, tổng P, coliform) đo được tại các CCN đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Trong đó, nổi cộm tại

một số CCN, hàm lượng các chất gây ô nhiễm tương đối cao như: Từ Liêm, Hoàng Mai, Phú Minh, Yên Nghĩa, Liên Phương, Biên Giang, Thanh Oai, Ngọc Sơn.

Năm 2019, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tiến hành quan trắc chất lượng nước thải tại 02 CCN: Duyên Thái và CCN Bắc Từ Liêm, hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As, Ni, Cr tổng số, Fe,...) và các chất gây ô nhiễm khác như COD, BOD5, TSS, tổng P đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCTĐHN 02:2014 (cột B). Riêng đối với chỉ tiêu NH4+ và tổng Ni tơ hàm lượng trung bình đo được tại CCN Duyên Thái lần lượt là 24,75 mg/l và 51,7 mg/l, vượt 2,48 lần và 1,29 lần so với giới hạn cho phép.

Tính đến 30/5/2020, Thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung tại 37/43 CCN đã hoạt động ổn định, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Nghị quyết 05/2016/NQ-

HĐND của HĐND Thành phố. Còn 6/43 CCN đang hoạt động ổn định chưa đầu

tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung có nguyên nhân khách quan.

Nhìn chung về chất lượng nước thải tại các KCN, CCN:Từ các kết quả quan trắc và phân tích trên có thể nhận định nước thải từ các khu, cụm công nghiệp đều được xử lý cơ bản đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường (chỉ trừ 6/43 CCN nước thải hầu như không đạt quy chuẩn thải trước khi xả ra môi trường).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)