Những vấn đề về môi trường sinh thái, sự suy thoái và ONMT, BVMT và
phát triển bền vững, tính bền vững của môi trường đã được đề cập trong các công trình nghiên cứutiêu biểu sau đây:
- Lê Huy Bá (2002),“Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững” [4].
Cuốn sách giới thiệu về một cách tiếp cận mới đối với vấn đề đang được
quan tâm - Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. Sách gồm 13 chương, qua 13 chương của cuốn sách, tác giả đã cố gắng trình bày rõ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và vấn đề môi trường. Và nghiên cứu mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Trần Văn Chử (2004), “Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam (STK)” [26].
Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản: Tăng trưởng kinh tế là tiền đề, điều kiện cần cho phát triển bền vững, trên cơ sở luận giải: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế; các thước đo mức tăng trưởng kinh tế; các yếu tố nguồn lực tăng trưởng kinh tế; một số lý luận về phát triển và phát triển bền vững; mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển và phát triển bền vững và các điều kiện đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững; Tài nguyên
thiên nhiên, yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Cuốn
sách đề cập đến các vấn đề: tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, biển...) là yếu tố đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa tài nguyên
thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế; và những giải pháp khai thác, sử dụng tài
nguyên hợp lý đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng kinh tế; Môi trường với tăng
trưởng và phát triển bền vững. Môi trường và các chức năng của môi trường; môi trường hiện nay và vấn đề đặt ra cho xã hội loài người; tình hình môi trường ở nước ta; mối quan hệ giữa môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững và các điều kiện và nguyên tắc kết hợpkhai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với phát triển bền vững ở Việt Nam; Các điều kiện kết hợp khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với phát triển bền vững.
- Bộ Công thương (2010), “Doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề môi trường” [6].
Cuốn sách có ba phần cơ bản: Phần I: Những vấn đề cơ bản về môi trường; Phần II: Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn về môi trường; Phần III:
Những vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Những vấn đề: Khái niệm môi trường, chức năng cơ bản của môi trường,
môi trường - nguồn tài nguyên của con người, bảo vệ môi trường, khủng hoảng
môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, tiêu chuẩn môi trường, hệ sinh thái và vấn đề môi trường, môi trường và bảo vệ tài nguyên khoáng sản...
được đề cập và phân tích khá rõ ở chương 1: Khái niệm về môi trường, phần I: Những vấn đề cơ bản của môi trường.
Lê Thị Thanh Hà (2013), “Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”
[50]. Tác giả nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến nông nghiệp, nông thôn; thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong vấn đề này. Quá trình
CNH, HĐH đã mang đến nhiều thay đổi tích cực cho nông nghiệp làm tăng năng
suất, chất lượng nông sản, cuộc sống nông thôn có nhiều đổi thay, thu nhập nông
dân được nâng lên. Tuy nhiên, những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, không khí, các hiện tượng hoang hóa, bạc màu của đất cũng diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.
Từ thực tiễn đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế tác động xấu của CNH, HĐH đến nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian tới.