Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trong công tác b ảo vệmôi trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 153 - 155)

- Môi trường không khí tại các CCN

4.2.5. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trong công tác b ảo vệmôi trường

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về PTCN và BVMT: Các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về BVMT nói chung và BVMT trong PTCN nói riêng, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh

doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch, có giải pháp và công nghệ

Đẩy mạnh hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp. Cụ

thể là cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi

trường nhằm áp dụng các quy định của pháp luật môi trường có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi

trường của các sản phẩm và chất thải...

Nhìn chung, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được dùng nhằm tuyên truyền và kêu gọi các doanh nhân bên cạnh lợi nhuận không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các doanh nghiệp gây ra cho xã hội cũng như môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ góp phần bảo đảm cho doanh nghiệp và xã hội cùng phát triển bền vững.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem là một trong những chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững, là cơ sở giảm chi phí và tăng năng suất; Tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Thu hút được nguồn lao động giỏi; Sản phẩm và hàng hóa dịch vụ dễ tiếp cận được với thị trường thế giới; Bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... và nó cũng được xem là “triết lý” kinh doanh của các doanh nghiệp. Ở Hà Nội, đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít doanh nghiệp. Phần nhiều

doanh nghiệp nhận thức sai ý nghĩa và thực chất về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - trách nhiệm xã hội chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp

để thu hút các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từ thiện.

Hoạt động doanh nghiệp là một trong những phương cách nuôi sống con người, là hình thức tổ chức sản xuất tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Tuy nhiên, so với các tổ chức khác, doanh nghiêp là tổ chức tác động vào môi trường nhiều nhất, mạnh nhất. Nếu tác động vào môi trường phù hợp với quy luật thì một mặt doanh nghiệp thu lợi, mặt khác sẽ bảo vệ được môi trường. Còn nếu

doanh nghiệp bất chấp quy luật, khai thác tài nguyên bừa bãi, thì môi trường bị ô nhiễm, chu kỳ sinh hóa sẽ xáo trộn và hệ sinh thái bị phá hủy. Do đó, doanh

nghiệp phải có trách nhiệm BVMT, trách nhiệm không chỉ dừng lại ở ý thức mà còn là nghĩa vụ luật định.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ gây ONMT, bên cạnh đầu tư ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là áp dụng giải pháp công nghệ sạch, thì ngay lúc hình thành dự

án doanh nghiệp phải tính toán đánh giá tác động môi trường, đồng thời phải

nghiêm túc và trung thực thực hiện trong suốt quá trình vận hành.

- Trách nhiệm đóng góp thực hiện an sinh - xã hội- Trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó:

- Thành phốcần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có chất lượng để cạnh tranh trong nước cũng như hội nhập được vào thị trường quốc tế. Mặc dù gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 - Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tuy nhiên, các chính sách liên quan đến thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ đến nay cơ bản mới tác động theo hướng khuyến khích mà chưa có những yêu cầu hoặc chế tài buộc doanh nghiệp

phải dành nguồn lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý theo nguyên tắc: “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”,

coi đây là giải pháp mang tính đột phá để huy động nguồn lực từ xã hội, giảm

gánh nặng từ nguồn ngân sách Thành phố.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)