Những thuận lợi và khó khăn của thành phố HàN ội tác động đến phát triển công nghiệp gắn với bảo vệmôi trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 121 - 124)

- Môi trường không khí tại các CCN

4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của thành phố HàN ội tác động đến phát triển công nghiệp gắn với bảo vệmôi trường

Những thun li

Có thể thấy, thành phố Hà Nội có những thuận lợi sau:

- Vị trí là Thủđô, là “trái tim” của cảnước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, được quan tâm và có chính sách riêng, đặc thù được quy định trong Luật Thủđô, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Nhà nước.

- Lợi thế vềcon người, nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học - công nghệ.

Với số dân hơn 8.053.663 triệu người, việc tập trung một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận với tiến bộ công nghệ kỹ thuật tạo ra một cơ sở hạ tầng về mặt nhân lực cho sự phát triển kinh tế. Tạo ra một lực lượng lao động dồi dào đáp ứng cho các khu công

nghiệp; xây dựng; dịch vụ và nông, lâm nghiệp; các làng nghề. Tạo điều kiện cho việc hình thành các trung tâm công nghệ và kỹ thuật cao trên địa bàn Thủ đô.

- Lợi thế về địa lý, đầu mối giao thông, một số điều kiện tự nhiên và tài

nguyên để phát triển đô thị và kinh tế - xã hội nói chung, PTCN gắn với BVMT nói riêng.

Hệ thống giao thông Hà Nội phát triển khá đồng bộ. Từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố của vùng Bắc bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng, bằng cả đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 335.892 ha được phân chia như sau: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất nông nghiệp khác; Đất phi nông nghiệp; Đất chưa sử dụng.

- Tiềm năng đất cho PTCN: Tính đến nay diện tích đất các KCN, CCN,

khu công nghệcao của Hà Nội có quy hoạch, đã đi vào sử dụng ước tính khoảng 3.650 ha. Con số này không lớn so với tiềm năng nguồn đất chung của Thủ đô.

Quỹ đất cho PTCN nói chung và KCN, CCN nói riêng khá thuận lợi, do quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp định hướng chủ yếu là một phần đất chưa sử dụng, một phần diện tích đất nông lâm nghiệp có giá trị canh tác thấp, có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. (Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản và đất chưa sử dụng đang chiếm gần 61% tổng diện tích Hà Nội).

- Hà Nội có bề dày lịch sửhơn 1000 năm, là Thủ đô chứa đựng nhiều đặc

trưng văn hoá Việt, điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

Để kết hợp hài hoà PTCN Thủ đô gắn với BVMT, tăng sức cạnh tranh, Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp, chế xuất công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ cũng đang được Thành phố tích cực triển khai. Thành phố hướng đến PTCN sạch, tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để không tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, thành phố Hà Nội cũng còn có những hạn chế,

khó khăn như:

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị chưa hiện đại và thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng đô thị trong thời gian qua, thiếu nét đặc

trưng về kiến trúc, chưa có công trình tiêu biểu của Thủ đô; trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất chưa cao; ONMT là vấn đề bức xúc, đòi hỏi đầu tư lớn cho việc xử lý. Các cơ chế, chính sách, giải pháp cho một số vấn đề lớn của thành phố về ONMT... còn chậm và hiệu quả chưa cao.

Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ

XVI (2015 - 2020) cơ bản đạt được như kế hoạch đề ra, ở một số lĩnh vực không những đạt mà còn vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, còn một số mặt chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng, các khâu “đột phá” về PTCN nhằm tạo cú

huých cho thành phố bứt phá trở thành đầu tàu của khu vực miền bắc, kích thích vùng phụ cận trở thành các đô thị vệ tinh chưa đạt được. Chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, sức cạnh tranh về kinh tế của Hà Nội còn yếu. Hiện tượng ONMT nhất là ô nhiễm bụi mịn có xu hướng gia tăng. Công tác xử lý ONMT

còn chậm, nhất là xử lý ô nhiễm nước thải (công nghiệp và sinh hoạt), còn để xảy ra một số vụ việc ONMT nghiêm trọng như vụ cháy nổ tại nhà máy bóng đèn Rạng Đông. Việc di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ONMT trong khu dân cư, trong khu vực nội đô còn chậm. Các vi phạm về môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước rất phức tạp, công tác xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, chính quyền Hà Nộisẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề, cân đối trong thực hiện các mục tiêu như: phát triển gắn với bảo tồn; phát triển gắn với ổn định; tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Xử lý các vấn đề được coi là điểm nóng liên quan trực tiếp đến đời sống dân cư như: tai nạn giao thông; phòng chốngdịch bệnh; xử lý rác thải trong khu vực nội đô và xử lý ô nhiễm do bãi rác thành phố tại Sóc Sơn; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch cho nhân dân; đấu tranh với các tệ nạnxã hội;...

Để giải quyết những nhiệm vụ trên đây cần có một đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý, đội ngũ chuyên viên thực thi nhiệm vụ giỏi chuyên môn nghiệp vụ (có tài), tâm huyết công việc, có tính kỷ luật, có phẩm chất đạo đức trong sáng (có tâm) đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Xây dựng cơ chế giám sát để cán bộ “không thể làm sai”, “không dám làm sai”, và chỉ có thể “quyết tâm làm đúng”. Từ đó, tránh được hiện tượng suy thoái và các biểu hiện tiêu cực trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. Đây cũng là cách hiệu quả để đập tan âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng hiện tượng một số cán bộ làm sai rồi chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trong 2 năm qua đã làm đảo lộn nhiều hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân. Nó tác động mạnh đến các vấn đề sản xuất, kinh doanh và sinh kế của người dân nhất là tầng lớp lao động không ổn định, lao động có thu nhập thấp. Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống

dịch vừa phát triển kinh tế, duy trì sản xuất cần có những giải pháp tổng thể, căn cơ, đúng đắn, không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, hoảng loạn trong dịch bệnh. Nhanh chóng thực hiện chuyển đổi (chuyển đổi số, thương mại điện tử, chính phủ điện tử,...) để thích nghi.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp và bảo vệmôi trường khu, cụm công nghiệp và làng nghề của thành phố Hà Nội đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)