- Khái niệm môi trường
2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Các KCN là
nhân tố mới có vai trò rấtquan trọng để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Kết quả PTCN của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều bài học đáng chú ý:
- Vĩnh Phúc luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.
- Vĩnh Phúc đã chủ động qui hoạch phát triển các khu, CCN hợp lý, phát huy được vị trí địa lý thuận lợi của các khu, CCN này, nhờ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 11 KCN được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích quy hoạch hơn 2,3 nghìn ha (trong đó có 6 KCN đang hoạt động) và 14 CCN được thành lập với quy mô diện tích hơn 330 ha. Với quan điểm: “Không đánh đổi môi trường sống lấy tăng trưởng”,
trong những năm qua, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Toàn tỉnh có 365 dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 69 cơ sở được xác nhận hoàn thành hệ thống các công trình, biện
pháp BVMT, kế hoạch BVMT; 391 chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại... [22].
Đến nay, 100% các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống XLNT tập trung với công suất thiết kế hơn 18.000m3/ngày đêm,
2/14 CCN được đầu tư hệ thống XLNT tập trung là CCN Yên Đồng và CCN Tề Lỗ, Yên Lạc; 2 KCNđã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động… Ngoài ra, hơn 180 nghìn tấn/năm CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản được thu gom xử lýbởi các đơn vị có chức năng.
2.3.2.3.Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng
Đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố là sự phát triển mạnh mẽ
từng bước đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao của cả nước. Đặc biệt
trong giai đoạn 2016-2020, khu vực công nghiệp - xây dựng có bước phát triển nhảy vọt, tăng từ 39,91% năm 2015 lên 52,99% năm 2020, vượt xa dự kiến mà mục tiêu Đại hội XV đề ra (37,7%) [22].
Với sự quan tâm, tập trung chỉđạo quyết liệt của Thành ủy nhằm phát huy lợi thế của thành phố về thu hút đầu tư, các khu kinh tế, KCN, CCN phát triển mạnh mẽ. Theo quy hoạch, thành phố có 17 KCN với tổng diện tích 9106 ha và 26 CCN với diện tích 1097 ha. Với quan điểm PTCN bền vững, thân thiện môi
trường, thành phố từ chối những dự án đầu tư có số vốn đăng ký lớn, nhưng có nguy cơ ONMT; cho đóng cửa nhiều nhà máy trong quá trình hoạt động không bảo đảm các quy định về môi trường. Các KCN đang hoạt động đều chú trọng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải; quan tâm xử lý khí thải, CTR, tiếng ồn, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn cảnh quan môi trường. Một số KCN trang bị hệ
thống quan trắc tự động kết nối với Sở Tài nguyên - Môi trường, có báo cáo
thường xuyên, đồng thời xử lý ngay những vấn đềmôi trường phát sinh.
Thành phố Hải Phòng hiện có 05 CCN (Quán Trữ, Vĩnh Niệm, Tân Liên A, An Lão và Tàu thủy An Hồng), tổng diện tích 183,31 ha, đã được đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, với tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt gần 300 tỷđồng, đã và đang thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong 05
CCN đang hoạt động, chỉ có 03 CCN (Vĩnh Niệm, Tân Liên A, Tàu thủy An Hồng) đã được đầu tư xây dựng hệ thống xửlý nước thải tập trung và đi vào hoạt
động, nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp. Và 05 CCN này đều thực hiện việc thu gom chất thải rắn, trồng cây xanh.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, công tác phát triển CCN thời gian qua của thành phố Hải Phòng đạt được nhiều kết quả khả quan. Với sự phát triển của
CCN đã tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người lao động của địa phương, tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp tạo sự chuyển biến mạnh công nghiệp hóa nông thôn,..
Tuy nhiên, nguy cơ ONMT trong các KCN còn tiềm ẩn, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, nhiệt điện. Việc thực hiện các quy định về môi trường trong các CCN còn chưa đầy đủ, chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, vai trò quan trọng của Hải Phòng đối với sự phát triển của cả nước, những nỗ lực của thành phố trong thu hút đầu tư, phát triển các khu kinh tế, KCN, CCN gắn với BVMT. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ thì
nguy cơ ONMT tại các khu kinh tế, KCN, CCN cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
lớn. Thành phố Hải Phòng kiên quyết xử lý những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ONMT đang ảnh hưởng đến môi trường thành phố. Ban Thường vụ
Thành ủy đang xem xét ban hành Nghị quyết về công tác BVMT hoặc tổng kết,
đánh giá lại các nghị quyết liên quan đến công tác này để có định hướng cụ thể
và quyết liệt hơn, siết chặt công tác BVMT trên địa bàn và nhất là ở các khu kinh tế, KCN, CCN.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội về phát triển công
nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- Cần chủ động xây dựng qui hoạch, kế hoạch PTCN trên cơ sở khai thác lợi thế phát triển của địa phương gắn với BVMT. Trong đó quan tâm quy hoạch và phát triển các KCN tại các địa điểm thuận lợi cho PTCN, lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp có kinh nghiệm, có quan hệ, có khả năng thu hút đầu tư. Để các nhà đầu tư yên tâm, chính quyền địa phương cần nhất quán trong hoạch định, thực thi chính sách và cần sự cam kết mạnh mẽtrong thực hiện BVMT.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng cần đi trước một bước. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là các công trình giao thông vận tải và các khu, CCN.
- Duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp; lựa chọn chiến lược PTCN, các ngành công nghiệp mũi nhọncần dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, đồng thời cần tính đến xu hướng phát triển của ngành, đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế. Coi trọng việc nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, bao gồm các vấn đề như phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ, tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ… Với
một chiến lược phù hợp, dài hạn, địa phương sẽ có điều kiện thu hút các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Thực hiện tinh giản thủ tục
hành chính theo hướng gọn nhẹ, công khai và minh bạch và giảm bớt các quy trình thủ tục hành chính, điều đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh; tiến hành phân công, phân cấp kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp.
- Cần quan tâm sâu sắc đến BVMT trong PTCN; lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư, lĩnh vực ưu tiên, tránh chạy theo mục tiêu phát triển bằng mọi giá trong PTCN. Đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch PTCN của thành phố. Xác định BVMT là một trong những giải pháp tất yếu để PTCN của thành phố. Kết hợp tốt giữa thẩm định đầu tư với kiểm tra, giám sát sau thẩm định để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, đúng qui định về môi trường, đảm bảo PTCN bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ