- Khái niệm môi trường
2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Phát triển kinh tế đi đôi với BVMT là vấn đề luôn được lãnh đạo tỉnh
Bình Dương quan tâm. Hiện Bình Dương đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm cho tỉnh PTBV. Hiện nay,
chương trình phối hợp hành động về BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu
đang có sự góp sức tích cực của các ngành, các đơn vị trong tỉnh, để cải thiện và giữ gìn môi trường sống ổn định, bền vững cho cộng đồng.
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số
tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 đang là “kim chỉ nam”cho Bình Dương trên con đường phát triển công nghiệp, đô thị. Năm 2018, tỉnh đầu tư gần 700 tỷ đồng vào các công trình, dự án trọng điểm vềmôi trường, rải đều tại 9 huyện, thị, thành phố và có sự
tham gia rất tích cực của các sở, ban, ngành liên quan [22]. Có thể kểđến như Đề
án phân loại rác thải tại nguồn, Đề án phân vùng xả thải trên các kênh, rạch, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đề án điều tra khảo sát lập dự án cải tạo hạ
tầng cụm công nghiệp (CCN) hiện hữu và cụm công nghiệp tựphát…
Chọn con đường phát triển bền vững cho thấy tầm nhìn đúng đắn của lãnh
đạo tỉnh, có thể việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có chậm lại đôi chút, nhưng bù lại môi trường được giữ ổn định và lâu dài. Có những nơi đánh đổi phát triển kinh tế bằng mọi giá để rồi để lại hậu quả rất khó giải quyết về môi
trường, đồng thời gây bất ổn an ninh, trật tự xã hội. Thực tế quá trình PTCN, đô
thị của Bình Dương hơn 20 năm qua cho thấy Bình Dương luôn nhất quán với
quan điểm là: “Không đánh đổi mọi giá để phát triển”. Hàng chục dự án với số
vốn đầu tư lên đến hàng chục triệu USD đã được Bình Dương đưa ra khỏi danh sách mời gọi đầu tư chỉ vì các dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ngành tài nguyên - môi trường tỉnh đã chủ động xác lập danh sách các
cơ sở gây ONMT nghiêm trọng của tỉnh để tập trung xử lý nhằm khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường. Hàng năm, tỉnh đều ban hành Danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường để tập trung xử lý. Đến nay, 268/269 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở ONMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành khắc phục ô nhiễm, đạt tỷ lệ trên 99% [22].
Để phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà, công tác BVMT luôn luôn phải được đề cao và cần sự góp sức của cả cộng đồng. Các cơ quan,
ban, ngành liên quan cần chủ động ngăn ngừa ONMT, bằng các giải pháp như: Ưu tiên bố trí dự án sản xuất công nghiệp vào các khu, CCN tập trung; không tiếp nhận các dự án tiềm ẩn nguy cơ ONMT; cùng với đó thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy phép đầu tư; kiên quyết không cho các cơ sở mới chưa