Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 93 - 94)

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các KCN phát triển làm gia tăng cả khối lượng và thành phần chất thải rắn có nguy cơ gây ONMT. Vấn đề quản lý ô nhiễm công nghiệp tại các khu, CCN là rất cần thiết, trong đó quản lý CTR là một trong những hợp phần quan trọng của quản lý ONMT công nghiệp đang được đặt lên hàng đầu. Cho đến nay phần lớn các KCN, CCN chưa xây dựng các trạm hoặc điểm thu gom, trung chuyển và xử lý CTR công nghiệp, CTR nguy hại. Công tác phân loại CTR công nghiệp, CTR nguy hại được thực hiện tại từng

doanh nghiệp. Việc phân loại CTR có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh hoạt, CTR xây dựng, CTR

công nghiệp, CTR nông nghiệp và làng nghề, CTR y tế. Theo phạm vi không gian, có thể chia thành CTR đô thị và CTR nông thôn. Mặt khác, nếu theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR thông thường và CTNH.

+ Phát sinh chất thải rắn (CTR)

Chất thải rắn phát sinh tại các KCN, CCN chủ yếu là CTR công nghiệp và CTR sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và người lao động trong KCN, CCN. CTR công nghiệp bao gồm CTR công nghiệp nguy hại và CTR công nghiệp thông thường. Hiện nay, các đơn vị, cơ sở sản xuất thường tự phân loại CTR

công nghiệp nguy hại được hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý.

+ Chất thải nguy hại (CTNH)

Thành phần chính của chất thải nguy hại công nghiệp bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang, vỏ bao bì chứa chất thải nguy hại... CTNH công nghiệp phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014 thực hiện Kế hoạch số 75/KH-

UBND ngày 22/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý ONMT công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2019 (điều tra tại 300 cơ sở sản xuất trong 09 KCN, 500 cơ sở trong 42 CCN điều tra theo từng nhóm ngành sản xuất), khối lượng CTNH phát sinh khoảng `92,6 tấn/ngày. Ước tính trong CTR

công nghiệp, lượng CTNH chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%. Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ lệ CTNH cao.

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014 thực hiện Kế hoạch số 75/KH-

UBND ngày 22/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý ONMT công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2019 (điều tra tại 300 cơ sở sản xuất trong 09 KCN, 500 cơ sở trong 42 CCN điều tra theo từng nhóm ngành sản xuất), khối lượng CTR công nghiệp thông thường và CTR sinh hoạt phát sinh tại 09 KCN và các CCN trên địa bàn Thành phố khoảng 375 tấn/ngày. Thành phần

CTR sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ có tỷ lệ khá cao, từ 50- 60%, với độ ẩm dao động từ 40-70%, tỷ trọng CTR chiếm từ 0,39 - 0,5 tấn/m3.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)