Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 113 - 121)

- Môi trường không khí tại các CCN

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân còn nhiều hạn chế, bất cập về kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường Thủ đô.

Sự hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện và xã về kết hợp PTCN và BVMT Thành phố khiến cho các chính sách về PTCN và BVMT Thành phố và các chương trình lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững còn bị xem nhẹ ở nhiều nơi.

Đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn đã không đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong việc đề xuất chính sách và giải pháp kết hợp PTCN và BVMT Thành phố.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, viên chức trong các cơ quan chức năng của thành phố, một số chủ doanh nghiệp, và một bệ phận nhân dân về PTCN gắn với BVMT còn có những hạn chế. Quá đề cao mục tiêu kinh tế, mục tiêu PTCN, mục tiêu trước mắt mà quên đi mục tiêu BVMT hoặc cho rằng việc BVMT là của cơ quan nhà nước chứ không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân nên đã bỏ mặc hoặc quan tâm không đúng mức. Từ đó dẫn đến một số sự cố môi trường của thành phố.

Có thể nói, có lúc, có nơi trên địa bàn Thành phố còn xem nhẹ vai trò của các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, người dân, doanh nhân trong quá trình thực hiện mục tiêu kết hợp PTCN gắn với BVMT Thành phố. Công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức xã hội hay cộng đồng doanh nghiệp về BVMT, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, duy trì nếp sống hài hòa với tự nhiên chưa được chú trọng, dẫn tới sự khó khăn trong thực thi các mục tiêu về phát triển bền vững của Thủ đô.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân và

người dân về vấn đề BVMT vẫn còn hạn chế dẫn đến các chủ trương, quan điểm,

chính sách được đề ra nhưng trong thực thi chưa mang lại hiệu quả như mong đợi; hay việc xây dựng, đổi mới các chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp còn ngập ngừng, thiếu nhất quán. Điều này còn thể hiện ở việc nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân về tầm quan trọng của việc kết hợp PTCN

và BVMT chưa cao, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cố tình vi phạm, dẫn tới trong quá trình thực thi chưa thực sựcó thái độnghiêm túc, đúng đắn, do vậy, kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các khâu đột phá, then chốt cũng như xử lý những vấn

đề PTCN và BVMT nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân.

Tư duy PTCN và BVMT và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy, chính quyền Thành phố còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được so với yêu

cầu thực tiễn của việc xử lý sự kết hợp PTCN và BVMT. Cấp ủy, chính quyền một số quận, huyện, xã, phường chưa quan tâm đúng mức việc thu phí môi trường nước thải CCN, việc đầu tư xây dựng đồng bộ HTXLNT tập trung theo quy định. Sự phối hợp thực hiện quản lý nhà nước tại các CCN giữa các sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường với chính quyền quận, huyện có việc chưa kịp thời, hiệu quả.

Thứ hai, sự yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vi phạm của doanh nghiệp về BVMT. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về BVMT có thực hiện nhưng còn hạn chế, chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân, nhiều nội dung chậm đi vào cuộc sống; Ý thức BVMT của một bộ phận người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chấp hành các quy định về môi trường; Nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT còn

hạn chế, nguồn lực tài chính, nhân lực và trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đặc biệt là bộ máy ở cấp huyện, xã; Công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT của các cấp, các ngành và các địa phương còn nhiều hạn chế; kiểm

tra việc thực hiện các nội dung theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được

phê duyệt và Kế hoạch BVMT được xác nhận chưa triển khai được nhiều; nhiều địa phương chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chủ yếu là giải quyết các vụ

việc phát sinh; việc xử lý vi phạm còn chưa nghiêm; chưa quan tâm hướng dẫn

biện pháp khắc phục và phúc tra vi phạm. Công tác tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, cập nhật dữ liệu thiếu kịp thời, chất lượng còn thấp, chưa sát thực tế, chưa thống nhất giữa các ngành, các cấp, đặc biệt là số liệu từ cấp huyện.

Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác PTCN

gắn với BVMT chưa đúng mức, thậm chí có khi còn buông lỏng; Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao đặc biệt là trong quá trình xây dựng quy hoạch, trong thanh tra, kiểm tra.

Thứ ba, hệ thống chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng như hệ thống công cụ phòng ngừa chưa được chú ý đúng mức, chưa đủ sức

răn đe và ngăn chặn các hành động phá hoại môi trường. Hiện nay, chúng ta còn rất thiếu các công cụ hữu hiệu để đánh giá tác động tới môi trường hoặc lượng hóa các chi phí môi trường cho các đối tượng gây ô nhiễm, khiến cho các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người sử dụng tài nguyên phải trả tiền” chưa được thực thi triệt để; cùng với việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến cho việc thực hiện chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

Thứ tư, hệ thống chính sách, luật pháp về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập.

Công nghiệp là ngành liên tục nhập siêu cho thấy công nghiệp Hà Nội còn phụ thuộc vào nhập khẩu, thiếu chủ động và dễ tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Những chính sách PTCN Hà Nội cho thấy tính dễ nhậy cảm và tổn thương cao của công nghiệp Hà Nội với các nhân tố bên ngoài (phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu và linh kiện bên ngoài, cũng như thị trường tiêu thụ); quản lý công nghiệp chưa linh hoạt, chưa dự liệu hết các yếu tố, có yếu tố khách quan

tác động tới sản xuất. Mặt khác, quá trình hồi phục còn khó khăn và chưa thoát

khỏi dư chấn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu... Trong đó, các khu

vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực sản xuất phục vụ

xuất khẩu, gồm cả các doanh nghiệp nhà nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất và chưa

lấy lại được nhịp độcũ. Giữa lãnh đạo chính quyền, các ban ngành chức năng và

giới quản trị doanh nghiệp chưa có sự gặp gỡ thường xuyên để bàn thảo và kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong công nghiệp còn lớn, có tốc độ tăng trưởng thấp (thậm chí thấp hơn cả mức tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn), thể hiện sức cạnh tranh và khả năng ứng phó với các biến

động bên ngoài yếu. Như vậy, vai trò Hà Nội như là đầu mối và trung tâm công nghiệp lớn và địa bàn trọng điểm CNH, HĐH của cảnước còn mờ nhạt.

Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật

về PTCN bền vững, gắn PTCN với BVMT nhưng do nhiều yếu tố tác động nên việc triển khai những văn bản này còn nhiều hạn chế. Các quy định của pháp luật về BVMT còn thiếu và chưa đồng bộ. Kinh phí đầu tư cho công tác BVMT đã được Thành phố quan tâm nhưng vì điều kiện khó khăn và phải san sẻ với nhiều mục tiêu ưu tiên phát triển khác nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Chế tài xử lý các hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường chưa đủ mạnh, thiếu tính răn đe (phạt xong cho tồn tại) khiến các cá nhân, tổ chức không sợ, mức xử phạt kinh tế là quá thấp so với hậu quả của hành vi cũng như lợi ích mà chủ thể hành vi thu được dẫn đến tâm lý “thích được phạt” thực trạng này làm cho những sự việc gây ONMT cũ chưa được xử lý thì lại phát sinh nhiều trường hợp, vụ việc mới.

Chẳng hạn, như trong Luật Bảo vệ môi trường, chưa quy định cụ thể và rõ ràng về việc thực hiện công khai và minh bạch hệ thống thông tin về môi trường, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa trong đánh giá, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động môi trường của người dân, các tổ chức xã hội có liên quan; chưa xây dựng được các công cụ đánh giá môi trường, đánh giá tác động môi trường. Các công cụ này chỉ mới dừng lại ở mặt hình thức, các giải pháp đưa ra trong các đánh giá này chưa được thực thi hoặc thực thi chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một bộ phận cán

bộ, viên chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường tha hóa, biến chất dẫn đến buông lỏng hoặc “làm ngơ” trước các hành vi vi phạm về môi trường, khi buộc phải xử lý thì còn nể nang, bị mua chuộc khiến cho việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm(phạt cho có), gây bức xúc cho người dân và dư luận. Một bộ phận dân cư nhận thức pháp luật về pháp luật đất đai, môi trường chưa đầy đủ. Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đất đai, môi trường thiếu ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

Chẳng hạn: vướng mắc trong quy trình tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp được giao đất trái thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 5 Điều 24 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; theo kế hoạch tại Quyết định số 182/QĐ- TTg ngày

23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn

2014 - 2020 thì năm 2015 nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước là thực hiện công tác kiểm kê tài nguyên nước, nhưng đến nay Thành phố chậm triển khai vì chưa có hướng dẫn một cách cụ thể để thực hiện nên có khả năng chậm so với kế hoạch.

Trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản và tài nguyên cũng còn nhiều bất cập. Mặc dù chúng ta đã triển khai Luật Khoáng sản nhưng do thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thi hành luật nên trên thực tế, gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ. Đó là chưa kể đến chế tài xử lý đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trái phép chưa đủ mạnh, thiếu cơ chế điều phối và phối hợp liên ngành trong việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản nói riêng, các hoạt động sản xuất sử dụng tài nguyên nói chung chưa lượng hóa hết các chi phí môi trường theo đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, do đó, gây khó khăn trong việc phân chia ngân sách của các tỉnh cho công

tác giải quyết, khắc phục hậu quả, sự cố môi trường và phục hồi hiện trạng môi trường tại những vùng bị khai thác quá mức.

Ở một số địa phương, tình trạng vi phạm về đất đai, ô nhiễm môi trường, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đối với số loại khoáng sản (quặng, vàng, sa khoáng, thiếc, cát sỏi lòng sông) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, một số khu vực khác tiềm ẩn nguy cơ tái phát; một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương còn có hiện tượng né tránh trong việc xử lý vi phạm pháp luật làm

cho công tác quản lý và thực thi pháp luật về BVMT gặp những khó nhất định. Cải cách hành chính đã thu được kết quả quan trọng, nhưng đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp thành phố đến cấp xã còn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ còn bất cập (đặc biệt là cấp xã). Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức chưa phát huy hết trách nhiệm; kỹ năng, đạo đức, công vụ có lúc có nơi còn chậm, phối hợp chưa tốt, chưa đồng bộ làm ảnh hưởng tới

công tác quản lý tài nguyên và môi trường; cần phải được nâng cao, phát huy tối đa để đáp ứng yêu cầu của công việc thực thi pháp luật về BVMT kết hợp với PTCN.

Thành phố cũng đã có nhiều cải cách, triển khai thực hiện luật và các văn

bản dưới luật về BVMT; đồng thời cũng đã cụ thể hóa nội dung các văn bản đó

cho phù hợp với thực tiễn, nhưng trên thực tế hệ thống chính sách hợp lý bảo

đảm kết hợp PTCN và BVMT với hệ thống chính sách bảo đảm kết hợp PTCN và BVMT hiện tại còn nhiều bất cập cần được bổ sung, hoàn thiện tăng tính khả

thi trong thời gian tới. Các chính sách về BVMT ít mang tính dự báo dài hạn để

có quy hoạch chi tiết trong PTCN, mà dựa trên những hậu quả thấy được trên thực tếđểđề ra biện pháp khắc phục.

Thứ năm, ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Để góp phần thúc đẩy kết hợp PTCN với sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển hiện nay thì khoa học và công nghệ đóng góp một vai trò rất quan trọng. Đối với những thách thức của nền kinh tế hiện đại về phát triển bền vững, chìa khóa giải quyết vấn đề chính là sử dụng những tiến bộ đạt được của khoa học và công nghệ để đưa ra được những mô hình phát triển kinh tế quốc gia, vùng và địa phương hợp lý, bền vững.

Hiện nay, PTCN thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái từ nhiều nguồn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông - lâm -

ngư nghiệp; hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, v.v. Dù nguyên nhân là gì, thì chúng

đều do hoạt động không có ý thức của con người gây nên. Đứng trước thực tế đó, để BVMT sinh thái thì bên cạnh việc nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về việc BVMT sinh thái, tăng cường cơ chế giám sát, chế tài phạt đối với hành vi phá hủy môi trường… còn cần phải sử dụng các công nghệ sạch, hữu cơ vào

PTCN và BVMT, trên cơ sở đó kết hợp hài hòa PTCN và BVMT.

Trong PTCN cần khuyến khích sử dụng các dạng công nghệ tiên tiến, xanh và sạch để giảm thiểu nguồn nhiên liệu đầu vào và giảm lượng phát thải

đầu ra. Đặc biệt, đối với các làng nghề từ trước tới nay vẫn chưa được giải quyết triệt để do chưa thay đổi hoàn toàn được công nghệ sản xuất, dẫn đến tình trạng

ô nhiễm kéo dài dai dẳng...

Trong thời gian qua, với sự đầu tư và quan tâm của các cấp ủy Đảng và

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)