MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 155 - 158)

- Môi trường không khí tại các CCN

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Chính phủ cần ban hành các Nghị định về PTCN gắn với BVMT trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần có những chính sách đặc thù riêng cho Thủ đô Hà Nội về PTCN gắn với BVMT. Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về PTCN gắn với BVMT, Nhà nước cần rà soát, đánh giá những điểm chưa phù hợp của nghị định PTCN gắn với BVMT, những bất cập, phát sinh trong quá trình quản lý phát triển đô thị xanh bền vững để xây dựng hệ thống pháp luật không chồng chéo, hạn chế kẽ hở, chống xung đột giữa các luật liên quan.

- Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn của kiều bào ở nước ngoài. Bên cạnh đó cần có biện pháp để phát triển đô thị xanh có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững để Thủ đô Hà Nội có các khu đô thị xanh - thông minh - hiện đại, thực sự đáng sống cho người dân cũng như kết nối giao thông thuận tiện chú trọng giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh và đồng bộ, môi trường đô thị xanh, sinh thái, hài hòa nhất và tốt nhất.

- Chính phủ cần ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát quá trình quản lý việc thực hiện PTCN gắn với BVMT, phát triển đô thị xanh với tính chất đặc thù cho Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, hàng năm tổng kết, rút kinh nghiệm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát về PTCN gắn với BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội để hoàn thiện các văn bản cho phù hợp và hiệu quả.

- Cần có chính sách ưu tiên có tính đặc thù về PTCN gắn với BVMT, phát triển đô thị xanh hợp lý, xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm về đầu tư

KẾT LUẬN

Phát triển công nghiệp gắn với BVMT là một trong những nội dung quan trọng và ưu tiên bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vấn đề PTCN và BVMT cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thể hiện qua những chương trình, chính sách hướng tới phát triển nền kinh tế xanh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nghiên cứu về sự kết hợp giữa PTCN và BVMT tự nhiên cho ta thấy việc

đánh giá tác động của PTCN đến vấn đề BVMT tự nhiên và ngược lại. Từ đó

giúp cho các nhà quản lý ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả

thi và tối ưu về kinh tế cũng như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Trên cơ sở luận án luận giải những vấn đề lý luận về PTCN gắn với BVMT; đặc biệt luận giải khái niệm, sự cần thiết, nội dung và các yếu tố ảnh

hưởng đến PTCN gắn với BVMT; luận án phân tích, đánh giá đúng thực trạng PTCN gắn với BVMT trên địa bàn Thành phố Hà Nội; từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong PTCN gắn với BVMT trên

địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua; trên cơ sở đó luận án đề xuất 4 quan

điểm định hướng và 5 giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hoà PTCN gắn với

BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030:

(1) Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và ý thức về BVMT và PTCN gắn với BVMT;

(2) Phát triển công nghiệp hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường; (3) Phát triển công nghiệp gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường;

(4) Tăng cường quản lý nhà nước trong PTCN gắn với BVMT;

(5) Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trong công tác BVMT. Đây là hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ, gắn bó chặt chẽ, xuyên suốt và có tính khả thi./.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)