Kiểm soát biến động tỷ giá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 72 - 75)

Nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm quản lý chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin, thống kê số liệu ngoại tệ ra – vào trong nước, dự báo quan hệ cung – cầu trên thị trường, từ đó có chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối.

Nhà nước nên áp dụng một chế độ nhiều tỷ giá đối với Airseaglobal riêng và với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế nói chung, tức là với thiết bị y tế khi nhập khẩu thì được tính theo tỷ giá riêng ưu đãi hơn khi nhập khẩu các hàng hoá khác. Như vậy thì các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu đều được khuyến khích.

Những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng nếu tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng đột ngột thì hàng nhập khẩu sẽ tăng giá đồng thời các khoản nợ của nước ta cũng tăng lên. Còn ngược lại các khoản thu từ xuất khẩu lại giảm xuống và dẫn đến tình trạng nhập siêu, điều này dẫn đến Nhà nước phải can thiệp để giữ tỷ giá bán sao cho nhỏ nhất.

KẾT LUẬN

“Cùng với xu hướng hội nhậр kinh tế quốc tế trên tоàn thế giới, hàng hóа Việt Nаm sẽ có nhiều cơ hội để tiếр cận được với thị trường quốc tế, từ đó tạо điều kiện chо nền kinh tế có thể рhát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhậр vàо nền kinh tế thế giới, các dоаnh nghiệр cung cấр dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóа cũng đаng đứng trước muôn vàn khó khăn. Đặc biệt, trоng đó có sự cạnh trаnh gаy gắt từ các đối thủ trực tiếр có nhiều kinh nghiệm về tổ chức, kinh dоаnh và có nguồn vốn dồi dàо đến từ nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Và để рhát triển dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóа quốc tế trоng tương lаi cần рhải có sự nỗ lực củа dоаnh nghiệр, nhà nước cũng như cơ quаn chức năng củа nhà nước рhối hợр cùng thực hiện. Chỉ có như vậy thì ngành dịch vụ xuất nhập khẩu mới có thể рhát triển mạnh mẽ hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều biến động và thách thức để có thể giữ vững vị thế của mình. Qua gần 10 năm kinh doanh và phát triển, công ty tuy đã có những thành công đáng kể song vẫn còn khiêm tốn so với các đối thủ có tiếng trên thị trường. Vì vậy phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu trong quá trình nhập khẩu hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không là vô cùng cần thiết. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dịch vụ bằng cách cập nhật các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhưng công ty vẫn phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ phản hồi của khách hàng để có những phương án tối ưu. Nghiệp vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không trong những khâu tìm kiếm khách hàng, hãng hàng không; theo dõi hàng hóa; làm thủ tục hải quan; vận chuyển tận nơi cho khách hàng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng tránh những sai sót gây phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến khách hàng cũng sự tin cậy của khách hàng đối với công ty. Đưa ra các chiến lược giá cạnh tranh hơn bằng cách thương lượng với các hãng hàng không, nghiên cứu những tuyến bay thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống kho bãi, xe chuyên dụng riêng để chủ động kiểm soát, bảo đảm hàng hóa cho khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên là vô cùng quan trọng. Ngành logistics ngày một phát triển mạnh mẽ, công ty cổ phần Airseaglobal cũng đã, đang và sẽ có những kế hoạch phát triển nhất định. Trong thời gian tới, công ty sẽ thực hiện một số thay đổi trong chiến lược của công ty, từ đó giúp công ty cải thiện được những điểm hạn chế, tận dụng những ưu điểm để nâng cao chất lượng dịch vụ nhập khẩu mặt hàng lợi thế của mình. Bên cạnh đó, với sự nhiệt huyết của toàn bộ nhân viên, công ty cũng sẽ ngày càng phát triển, lớn mạnh và tạo được dấu ấn cũng như khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

Bài nghiên cứu đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và nêu lên một số kiến nghị, góp phần vào đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không của công ty. Bài nghiên cứu đã đạt được thành công mục tiêu của mình và tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Em tin tưởng rằng nghiên cứu này có thể giúp quý công ty cải tiến chất lượng dịch vụ trong tương lai, không chỉ trong hoạt động nhập khẩu hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không mà còn với tất cả các chức năng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản hành chính nhà nước

1. Quốc Hội (2005), Luật Thương Mại

2.Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lí trang thiết bị y tế

B. Tài liệu Tiếng Việt

1.Bộ Công Thương -Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (2021), “Báo cáo tình hình thị trường logistics Việt Nam quý I/2021 và dự báo

2. Đặng Đình Đào (2011), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia

3. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics và những vấn đề cơ bản, NXB Lao động

4. Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Giao thông vận tải

C.Tài liệu trên Internet

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế https://moh.gov.vn

2. Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam, Thông tin công ty https://thutucnhapkhauthietbiyte.com.vn/gioi-thieu/

3. TH (2020), “Phát triển y tế số tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

https://ictvietnam.vn/phat-trien-y-te-so-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc- 20200929102310173.htm

[29/09/2020]

D. Tài liệu của cơ quan thực tập

1.Phòng kế toán (2018,2019,2020) Báo cáo kết quả kinh doanh công ty cổ phần Airseaglobal.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 72 - 75)