Hạn chế trong chất lượng dịch vụ
Công ty cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng, khách hàng cần nhập khẩu mặt hàng gì công ty sẽ đứng ra làm trung gian chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập khẩu và vận chuyển nên sẽ không có sẵn các mặt hàng trang thiết bị y tế để cung cấp ngay cho khách hàng Bên cạnh đó nhiều tình huống không may xảy ra như công ty nhận lời chào hàng của nhà sản xuất và tiến hành làm hồ sơ thầu. Tuy nhiên khi đã nhận được đấu thầu thì bên đối tác ngừng cung cấp hoặc không còn mặt hàng đó và cần phải chờ một thời gian để sản xuất lại. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian giao hàng cho bên thầu hoặc nếu nhà sản xuất ngừng cung cấp thì công ty buộc phải tìm nhà sản xuất mới – điều này gây tốn nhiều thời gian của cả hai bên và mất uy tín của công ty.
Các chi nhánh giao nhận không đồng đều về dịch vụ. Thị trường giao nhận hàng trang thiết bị y tế còn hạn chế về quy mô khi chỉ tập trung chủ yếu với hàng ở Nội Bài, trong khi đó, khu vực hải quan tại Hồ Chí Minh các lô hàng bằng đường hàng không còn ít và chưa có tính phong phú mặc dù khu vực này được biết đến với quy mô hàng lớn, hoạt động giao nhận hàng diễn ra sôi nổi. Hai đại lý lớn là Hải Phòng và Hồ Chí Minh thì lượng hàng bằng đường biển lại chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với đường hàng không. Thực trạng này cho thấy mức độ phủ sóng tên tuổi của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa chưa rộng, công ty chưa đặt trọng tâm vào việc mở rộng thị trường giao nhận hàng trang thiết bị y tế.
Chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa luôn đòi hỏi sự chính xác, đặc biệt đối với vận tải hàng không thì vừa phải chính xác và nhanh chóng. Một bộ chứng từ bao gồm nhiều giấy tờ, nhất là đối với các lô hàng lớn bao gồm hóa đơn thương mại, hợp đồng, tờ khai hải quan, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ... sẽ dễ bị sai sót và khi sửa lại thì tốn nhiều thời gian và chi phí. Đôi khi có những trường hợp C/O để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi bị bác bỏ hoặc sai sót về thông tin do mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu không được hưởng ưu đại hay khi thiếu chứng từ trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Những điều này dẫn đến sự chậm trễ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình đằng sau.
Hạn chế trong nghiệp vụ kinh doanh
Hiện nay, nội dung các điều khoản trong hợp đồng mà công ty kí kết với nhà cung cấp nước ngoài vẫn còn khá sơ sài. Điều này gây ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của quy trình. Những vướng mắc và mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng làm cản trở các nghiệp vụ như thủ tục hải quan, nhận hàng. Trong một số hợp đồng với nhà cung cấp Trung Quốc về các mặt hàng thiết bị y tế tiêu hao, các danh mục đều ràng buộc trách nhiệm của công ty mà thiếu mục ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp trong việc cung cấp chứng từ thanh toán.
Đa số các công ty thực hiện dịch vụ nhập khẩu nói chung và Airseaglobal nói riêng đều áp dụng phương pháp thanh toán trong hợp đồng là phương pháp chuyển tiền. Do vậy đã tạo khó khăn trong việc luôn chuyển đồng tiền, thu phí dịch vụ hoặc chậm thu phí đối với các khách hàng công nợ.
Hạn chế trong chiến lược kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics như công ty Airseaglobal thì công tác sales-marketing rất quan trọng. Các chiến lược này tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ của công ty đồng thời cũng giúp công ty tìm kiến đước các nguồn hàng với chi phí và giá cả khác nhau. Sự hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ sales-marketing. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay đội ngũ nhân viên đảm nhiệm vai trò này của công ty còn mỏng so với quy mô và phạm vi hoạt động của công ty và chưa thực sự nhanh nhẹn trong việc xử lý các tình huống kinh nghiệm và nguồn chi phí cho công tác sales - marketing còn hạn hẹp.
Hạn chế về nguồn vốn
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành dược và thiết bị - vật tư y tế là một trong số ít ngành “đi ngược sóng” khi với mức doanh thu và lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ các năm trước, cơ hội kinh doanh rộng mở với nhu cầu trang thiết bị y tế, dụng cụ bảo hộ phòng dịch và các dòng thuốc tăng cường sức đề kháng được dự báo ở mức cao. Trên thực tế, doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được hết cơ hội vì thiếu nguồn vốn, lợi thế cạnh tranh vẫn còn trong tiềm năng và như vậy có thể bỏ lỡ những hợp đồng, thương vụ có giá trị. Nguồn vốn đầu tư của công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.
Hạn chế cơ sở vật chất, hạ tầng và công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất trang thiết bị được nâng cấp thường xuyên song vẫn không đáp ứng với nhu cầu phát triển của công ty điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự linh hoạt trong những bước cuối của quy trình giao nhận khi vận chuyển hàng hóa tới khách. Phương tiện quản lý, hệ thống thông tin liên lạc khá đầy đủ và hiện đại, song các phương tiện và thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình giao nhận gần như không có. Khi cần thiết, công ty đều sử dụng dịch vụ cho thuê của các công ty khác do đó còn chịu sự phụ thuộc về giá cả, nên trong thời gian cao điểm sẽ chịu chi phí thuê cao ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ của công ty.
Tuy được ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục giao nhận hàng hóa cụ thể là tờ khai hải quan điện tử song nghiệp vụ này vẫn còn khá đơn giản và gặp một số khó khăn, sai sót về mã số thuế, số liệu tờ khai… kể cả đối với những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm. Khi nhập các lô hàng lớn, số lượng nhiều thì thủ tục kê khai vẫn mất nhiều thời gian của cả hai bên và khá phức tạp – điều này sẽ dẫn đến những sai sót trong quá trình nhập tờ khai.
Những điểm hạn chế trên đều xuất phát từ những nguyên nhân:
Thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác quản lí
Mặc dù chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc vận tải hàng hóa quốc tế nhưng so với đối thủ cạnh tranh thì tỷ lệ hàng hóa bị phản ánh vẫn tồn tại ở mức cao. Cố gắng trong việc thúc đẩy chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng tính chất chuyên nghiệp trong công tác quản lý chưa cao nên chất lượng của dịch vụ chưa thực sự là lợi thế để Airseaglobal cạnh tranh với các công ty khác trong ngành. Một số khiếu nại từ khách hàng về dịch vụ như thất lạc hàng hóa, giao thiếu hàng, công ty còn xử lý chậm, chưa linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, khiến khách hàng phải chờ lâu.
Công ty quá tin tưởng vào mối quan hệ với các nhà cung cấp và cho rằng mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đều có thể giải quyết bằng cách thương lượng. Các điều khoản về trọng tài, khiếu nại, miễn trách nhiệm chưa được xem xét một các sát sao. Công ty nên nghiên cứu kĩ và đưa ra những điều khoản này vào hợp đồng bởi đó là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp.
Sự bất cập trong đội ngũ nhân lực
Nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên còn chồng chéo do chưa nhiều nhân sự, quy mô chưa lớn nên hầu hết việc tìm kiếm khách hàng đều do tất cả các bộ phận đều tham gia. Chưa có bộ phận quản lí và chăm sóc riêng cho hoạt động Marketing. Các chi nhánh ở Hồ Chí Minh, Hải Phòng, chỉ có những người nhân viên hiện trường để làm công việc giao nhận, lấy hàng hay làm hải quan chứ không có kế toán để xuất hóa đơn. Nên khi có lô hàng các hóa đơn chứng từ luôn chuyển về trụ sở chính để kiểm toán và xuất hóa đơn rồi mới chuyển phát nhanh lại cho khách hàng khiến cho việc chuyển chứng từ cho khách trở nên chậm. Số lượng lô hàng ngày càng nhiều mà nhân viên phòng chứng từ ít nên là có vấn đề cần người thì sẽ bị thiếu, những bộ chứng từ khác sẽ bị chậm trễ hơn.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đối với mặt hàng trang thiết bị y tế còn nhiều điểm hạn chế
Hệ thống pháp luật tại Việt Nam khá phức tạp và gây nhầm lẫn, khó khăn cho doanh nghiệp khi nắm bắt và thực hiện gây ra sự chậm trễ trong việc thông quan hàng hoá, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Theo quy định mới tại Nghị định số 36/2016 và Nghị định số 169/2018 của Chính phủ, các công ty đã nộp rất nhiều hồ sơ tới Bộ Y tế, ước tính đến nay có khoảng trên 10.000 bộ hồ sơ. Trong khi đó, số lượng nhân sự xét duyệt hồ sơ của Bộ Y tế quá ít, chỉ có 7 người đọc được hồ sơ khiến cho việc xét duyệt chậm hơn.
Bên cạnh đó, một số yêu cầu để cấp phép đăng ký lưu hành cho nhóm sản phẩm TTBYT chẩn đoán in vitro chưa thực sự phù hợp, đòi hỏi những tài liệu bổ sung không phải tài liệu thông thường trên thị trường quốc tế.
Khó khăn tiếp theo là duy trì hiệu lực giấy phép, gia hạn giấy phép kịp thời. Thời điểm cuối năm khi giấy phép sắp hết hạn, doanh nghiệp sẽ chủ động tới cơ quan quản lý để nộp hồ sơ gia hạn cấp phép. Tuy nhiên, với số nhân sự hạn chế của Bộ Y tế và lượng công việc quá tải, doanh nghiệp lo ngại việc cấp phép không kịp thời, làm gián đoạn nhập khẩu TTBYT.
Về pháp luật, chúng ta chưa có nghị định, quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, các nghị định, quy định liên quan của Hải quan, thuế, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức...vẫn chưa thật thông thoáng, chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hiện nay, chưa có văn bản nào mang tính đồng bộ, thống nhất để quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến TTBYT. Một số vấn đề chưa có quy định để quản lý là: thử nghiệm lâm sàng; lưu hành; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; kiểm định TTBYT... Đáng chú ý, hiện nay việc quản lý cấp giấy phép nhập khẩu chỉ thực hiện đối với 50 chủng loại TTBYT nhưng trên thực tế thì số lượng chủng loại TTBYT lớn hơn số đang quản lý rất nhiều.
Việc quản lý TTBYT nhập khẩu cũng chưa đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa nhập khẩu cũng như các quy định hội nhập khu vực và thế giới. Nhiều quy định về quản lý TTBYT hiện hành chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và thông lệ quốc tế. Hầu hết TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở
y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa… Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất TTBYT trong nước còn ít, chủng loại sản xuất còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về kỹ thuật về TTBYT.
Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp giao nhận xuất nhập khẩu tuy nhiên những nguồn này hiện giải ngân rất chậm, chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Doanh nghiệp thì cần vốn nhưng rất khó để vay, mất nhiều thời gian để làm thủ tục và tốn nhiều chi phí.
Hệ thống giao thông tại quốc gia chưa phát triển
Tuy hệ thống giao thông tại Việt Nam hiện nay đã được nâng cấp và cải thiện rất nhiều song vẫn chưa phát triển. Tình trạng ùn tắc hoặc xuống cấp xuất hiện nhiều trên các đường đến kho bãi và các địa điểm vận chuyển, điều này gây ra sự chậm trễ trong các khâu giao nhận hàng gây ảnh hưởng đến cả quy trình nhập khẩu.
Sự khác biệt trong các chính sách giữa các quốc gia
Do yêu cầu của hãng hàng không giữa các nước khách nhau mà có những yêu cầu về các bộ chứng từ và thủ tục riêng tạo ra khó khăn trong việc tập hợp chứng từ, quyết toán với khách hàng cũng như các bất ổn trong công tác giao nhận ở những thời điểm những biến động hàng không diễn ra mạnh mẽ trong thời điểm này.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Logistics
Trong bối cảnh hội nhập ngành dịch vụ logistics Việt Nam luôn đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các công ty cả trong nước lẫn nước ngoài, nhiều công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ khách hàng, mở rộng thị phần và Airseaglobal Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải và logistics quốc tế, các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi vậy xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gây nên sự cạnh trạnh ngày càng gay gắt trên thị trường giao. Trong đó các đối thủ chủ yếu của Airseaglobal như Vinatrans, Vosa, Bee Logistics… là những đối thủ mạnh trên thị trường giao nhận Việt Nam. Đối với thị trường Đông Nam Á, công ty phải cạnh tranh với hai đối thủ là Singapore vàThái Lan. Không chỉ vậy, còn phải cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Trung Quốc – quốc gia có sự bành trướng trên mọi thị trường. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng nhiều với lợi thế về công nghệ và chi phí…. Chính vì vậy, để thu hút khách hàng, công ty phải cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mức giá thấp hơn. Vì vậy, khó khăn lớn nhất của công ty là phải đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của mình công ty đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc duy trì quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước.
Tình thời vụ của dịch vụ hàng không
buộc phải từ chối hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch). Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải trả lương cho nhân viên, khiến lợi nhuận bị giảm sút. Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế nữa là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AIRSEAGLOBAL GIAI ĐOẠN 2021 – 2025