Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ nhập khẩu hàng trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 37 - 45)

tế của công ty cổ phần Airseaglobal

2.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường luật pháp

Đối với mặt hàng thiết bị y tế, Bộ Y tế có những thông tư quy định riêng ảnh hưởng đến quá trình giao nhận mặt hàng này. Những quy định liên quan đến trang thiết bị y tế không cố định mà nó luôn thay đổi không ngừng, liên tục cập nhật và ngày càng khắt khe hơn khi nhập khẩu về Việt Nam. Theo luật Thương Mại 2005 mặt hàng này đòi hỏi nhiều giấy tờ như phân loại, giấy phép nhập khẩu, công bố phân loại, công bố đủ điều kiện mua bán, ISO 13485…

Trang thiết bị y tế thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

Tất cả các trang thiết bị y tế đều phải được phân loại, thủ tục nhập khẩu căn cứ vào mã HS và kết quả phân loại trang thiết bị y tế. Theo quy định hiện hành, tất cả trang thiết bị y tế cần phải phân loại.

Điều kiện để doanh nghiệp được nhập khẩu trang thiết bị y tế:

- Trong đăng kí kinh doanh có ngành nghề kinh

- Đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D có hai loại:

+ Trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D thuộc danh mục trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường: Doanh nghiệp được mua, bán như các hàng hóa thông thường, không phải thực hiện công bố đủ điều kiện mua bán trang thiêt bị y tế (Khoản 2, Điều 4, Thông tư 46/2017/TT- BYT).

+ Đối với các trang thiết bị y tế loại B, C, D không thuộc danh mục được mua bán như các hàng hóa thông thường - “Cơ sở chỉ được mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D sau khi đã thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán” (Khoản 3, Điều 38 Nghị định 36/2016/NĐ-CP).

Điều kiện nhập khẩu và thuế nhập khẩu trang thiết bị y tế: - Phải là trang thiết bị y tế mới 100 %.

Thiết bị y tế đã qua sử dụng thuộc Phụ lục I “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Vì vậy với trường hợp kinh doanh thông thường, trang thiết bị y tế muốn nhập khẩu về Việt Nam trước hết phải là thiết bị mới 100%

- Điều kiện giấy phép nhập khẩu:

Nếu trang thiết bị y tế nằm trong Phụ lục I “Danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu” của thông tư 30/2015/TT-BYT thì khi nhập khẩu cần giấy phép nhập khẩu.

Nếu trang thiết bị y tế không nằm trong danh sách trên thì không phải xin giấy phép nhập khẩu.

- Điều kiện theo phân loại trang thiết bị y tế: + Thủ tục nhập khẩu đối với thiết bị y tế loại A

Đối với thiết bị y tế nhóm này trước khi nhập khẩu ngoài bản phân loại thiết bị

ytế loại A ra thì doanh nghiệp cần có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A do Sở Y tế cấp.

+ Thủ tục nhập khẩu đối với thiết bị y tế loại B, C, D cần có bản phân loại trang thiết bị y tế.

+ Thuế khi nhập khẩu trang thiết bị y tế: khi nhập khẩu thiết bị y tế, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT trang thiết bị y tế: 5% - 10%

Trang thiết bị y tế có thể được hưởng VAT 5% khi đáp ứng những điều kiện nhất định, nếu không đáp ứng sẽ hưởng VAT 10%.

Theo quy định hiện hành, các trường hợp trang thiết bị y tế được hưởng thuế VAT bao gồm:

• Các mặt hàng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng trong y tế có tên cụ thể nêu tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

• Các mặt hàng thuộc Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo Giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%.

• Các thiết bị, dụng cụ y tế không có tên trong các danh mục kể trên nhưng có giấy xác nhận của Bộ y tế (theo hướng dẫn tại Công văn 13676/BTC-TCHQ ngày 07/11/2018 của Bộ Tài chính về thuế GTGT thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế).

Thuế nhập khẩu ưu đãi: tùy theo HS code, từ 0% đến 25%

Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành đang thực hiện tại Nghị định 125/2017/NĐ- CP của Chính phủ, thuế nhập khẩu ưu đãi theo HS từ 0% đến 25%.

Trong trường hợp thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Môi trường chính trị- xã hội

Môi trường chính trị xã hội ở Việt Nam và của đối tác ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có tác động tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế của công ty. Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2020 rất phức tạp, không thuận lợi cho thương mại quốc tế. Đây là năm thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ - Trung, biến động về quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nhiều chuyến bay bị cắt giảm, nhiều hãng hàng không phá sản gây ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu của công ty.

Môi trường công nghệ

Với những đặc tính về hàng thiết bị y tế thì sự đầu tư cho hệ thống máy móc xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển cũng rất quan trọng.

Tại công ty Airseaglobal, hiện nay để thực hiện một quy trình nhập khẩu hàng hóa hoàn thiệt bắt buộc phải cần sự phối hợp giữa các bộ phận Sales, bộ phận chứng

từ, bộ phận hiện trường và bộ phận đại lí. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, doanh nghiệp có thể đàm phán với các đối tác quốc tế, khách hàng thông qua telex, fax, điện tín… giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất khẩu mà các bộ phận có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời. Nếu như trước đây, việc khai báo hải quan được thực hiện trên giấy tờ vừa mất nhiều thời gian, dễ sai sót, xử lí chậm gây ảnh hưởng đến thời gian giao hàng thì ngày này sự ra đời của phần mềm khai báo hải quan điện tử đã giúp ích rất nhiều cho quá trình giao nhận. Cùng với đó là sự phát triển của các mạng xã hội như Skype, Zalo, Facebook, Google… giúp truyền tải thông tin nhanh và chính xác. Nếu như không có các phương tiện như trên thì việc in các chứng từ, tờ khai phân luồng sẽ tốn nhiều thời gian vì nhân viên hiện trường sẽ phải di chuyển nhiều lần với khoảng cách xa giữa công ty và hải quan để khai báo.

Đặc điểm hàng hóa

Mặt hàng nhập khẩu chính tại công ty cổ phần Airseaglobal là trang thiết bị y tế. Đây là mặt hàng yêu cầu khắt khe về chất lượng, bảo quản và quy trình bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do ở Việt Nam, công nghệ chưa phát triển, chưa thể sản xuất được những thiết bị yêu cầu kĩ thuật cao, vật liệu tốt và tính chất đặc thù dùng trong y tế nên có đến hơn 90% thiết bị y tế là phải nhập khẩu trong đó 30% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế là các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh. Chính vì vậy, dịch vụ nhập khẩu mặt hàng này ngày càng phát triển và luôn có những yêu cầu chặt chẽ, nghiêm ngặt trong lưu trữ và vận chuyển.

Trong suốt gần 10 năm hoạt động trong lĩnh dịch vụ, Airseaglobal đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu bằng đường hàng không cho hơn 300 mặt hàng y tế (từ các mặt hàng thường cho đến các mặt hàng hóa chất với mức độ rủi ro cao), tiêu biểu như: băng dính dùng trong y tế, hệ thống nội soi siêu âm, nội soi lồng ngực… và các danh mục hàng nhập được bổ sung thêm từng ngày.

Để nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế công ty cần làm các thủ tục bao gồm thủ tục phân loại trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành thiết bị y tế thuộc loại B, C và D; xin cấp phép nhập khẩu thiết bị y tế (chỉ cho loại B, C và D). Hàng trang thiết bị

y tế yêu cầu cần phân loại mức độ rủi ro trước khi nhập khẩu. Hàng phân làm 4 nhóm: A, B, C, D. Với mức A hàng có mức độ rủi ro thấp nhất như khẩu trang, băng đàn hồi, băng cá nhân, tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng... và hàng ở mức B, C, D có mức độ rủi ro cao hơn, thường là các máy móc y tế, hóa chất xét nghiệm, bộ kit... yêu cầu cao từ khâu đóng gói đến khâu vận chuyển hàng phải rất cẩn thận cũng đòi hỏi những xe chuyên dụng, các container đặc biệt.

“Thời tiết là nhân tố khách quan nhất mà con người khó có thể tính toán và lường trước được. Những năm gần đây, vấn đề nóng lên của Trái Đất đã gây ra rất nhiều thiên tai làm thiệt hại về cả người và của cho rất nhiều quốc gia nói chung và hoạt động tiếp vận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không nói riêng.mưa, bão, lũ... khiến thời gian giao hàng chậm hơn dự kiến, hàng loạt các tổn thất về hàng hóa,...là những vấn đề mà các công ty không lường trước trước được vì những nhân tố này thường diễn ra đột xuất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thiệt hại, uy tín của công ty và quá trình hoạt động sản xuất của đối tác.”

“Ngoài ra, những tháng gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, virus chủng mới Covid-19 kéo dài gây tổn hại rất nghiêm trọng tới tình hình vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và tình hình lưu thông hàng hoá nhập khẩu khi nhà nước cắt giảm đường bay, các quốc gia hạn chế sản xuất xuất khẩu khiến cho doanh thu của loại hình dịch vụ này bị sụt giảm nặng nề.”

Sự cạnh tranh trong ngành Logistics

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Với mặt hàng đặc biệt này, công ty Airseaglobal chịu sự cạnh tranh lớn từ các công ty chuyên về nhập khẩu hàng trang thiết bị y tế lâu năm tại Việt Nam như Medic Pro 24, CTCP Vinamed, Hanoi IEC, CPT Sutures... Chính vì vậy buộc doanh nghiệp phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, định giá phù hợp và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường.

2.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh

Kể từ năm 2015, công ty cố phần Airseaglobal đã xác định chiến lược kinh doanh của riêng mình với mục tiêu là các khách hàng nhập khẩu thiết bị y tế. Nhiều khách hàng thuê một bên xin giấy phép nhập khẩu, rồi thuê một bên làm dịch vụ hải quan và vận chuyển nên sẽ dễ bị sai sót trong giấy phép, hàng thông quan chậm. Công ty hướng đến mục tiêu cung cấp đầy đủ, trọn gói và đồng bộ dịch vụ nhập khẩu để từ đó thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường vận tải và thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững. Trong dài hạn, một công ty luôn đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh cho

riêng mình trong tương lai. Thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong môi trường cạnh tranh thì việc đưa ra chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức đồng thời nó thể hiện sự kì vọng của các nhà đầu tư. Chiến lược kinh doanh quyết định trong tương lai làm thế nào để doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thành công và có sức ảnh hưởng trên một tập thị trường xác định cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác hàng, taọ lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khai thác cơ hội mới. Vì vậy tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường mà công ty sẽ nhắm tới ưu tiên phát triển lĩnh vực nào. Hoạt động nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không cũng vậy. Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thì công ty sẽ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giao nhận, đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực thế, thu hút khách hàng tiềm năng làm tăng năng lực cung ứng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.

Quy mô vốn

Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh đã và đang có tầm quan trọng đặc biệt trong các doanh nghiệp. Và nền kinh tế thị trường thực sự là môi trường để cho vốn bộc lộ đầy đủ bản chất, vai trò và tầm quan trọng của nó.

Biểu đồ 2.3: Tổng nguồn vốn tại công ty cổ phần Airseaglobal năm 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ VNĐ

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Airseaglobal

Đối với công ty cổ phần Airseaglobal cũng vậy, quy mô vốn là một lợi thế mà doanh nghiệp cần có để tạo ra sức cạnh tranh đủ lớn để thực hiện các chiến lược phát triển. Các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại, các chiến dịch marketing quảng bá

cách khác, một công ty có năng lực tài chính tốt cũng tạo thêm niềm tin cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi giao dịch và trở thành đối tác của công ty. Từ đó uy tín của công ty ngày càng được khẳng định và dẫn dắt nhiều khác hàng hơn để tăng doanh thu và lợi nhuận. Sau gần 10 năm hoạt động, nguồn vốn của công ty luôn tăng qua các năm, khả năng nợ phải trả của công ty tương đối tốt, khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên năm 2019 và 2020 là hai năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng thiệt hại do dịch Covid-19 làm lợi nhuận giảm do các quốc gia hạn chế các giao dịch thương mại, nhu cầu của khách hàng cũng bị hạn chế, tổng nguồn vốn của công ty đầu năm 2020 so với đầu năm 2019 cũng giảm 3.041 tỷ đồng.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và có các chi nhánh khác tại Hải Phòng và Hồ Chí Minh, điều này giúp cho công ty có được mạng lưới khách hàng có nhu cầu về các mặt hàng y tế trải rộng trên khắp cả nước và chủ động hơn trong việc giao nhận hàng hóa.

Trang thiết bị tại mỗi văn phòng được bố trí đầy đủ và có hệ thống máy móc, thiết bị chuyên biệt tại mỗi phòng ban như bộ phận chứng từ nhân viên đều có máy tính riêng và hoạt động năng suất để có thể lên tờ khai hải quan hiệu quả, giải quyết vấn đề trong quá trình thông quan hàng hóa; bộ phận Sales có hệ thống máy móc,

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 37 - 45)