Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 34 - 36)

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để nhập khẩu TTBYT và khoảng 80% TTBYT đang sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam là nhập khẩu. Việt Nam hiện có khoảng 1000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về TTBYT rất lớn, đa dạng về chủng loại và đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh TTBYT không nhiều. Sản phẩm TTBYT do các doanh nghiệp trong nước sản xuất lại đang gặp khó khi ra thị trường bởi tâm lý ưa chuộng dùng đồ nước ngoài của thị trường Việt. Thị trường mua sắm TTBYT hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu từ các cơ sở y tế nhà nước hoặc từ các chương trình viện trợ của nước ngoài. Các cơ sở y tế (đơn vị tổ chức đấu thầu) khi nêu yêu cầu kỹ thuật về tính năng của thiết bị trong hồ sơ mời thầu thường dựa trên cơ sở tính

còn yêu cầu cụ thể tiêu chuẩn xuất xứ của thiết bị phải từ Anh, Mỹ, Nhật…nên khi tham gia đấu thầu các thiết bị y tế do đơn vị trong nước sản xuất không phù hợp hồ sơ mời thầu, và các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sẽ vô tình bị loại ngay. Chưa kể, không ít khách hàng khi đặt mua TTBYT yêu cầu xuất xứ hàng hóa phải từ các nước tiên tiến như thuộc EU… Các nhà sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho các vật tư y tế cơ bản như giường bệnh hay các thiết bị tự tiêu hao.

Bảng 2.6: Tổng doanh thu từ dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế tại các thị trường chính của công ty cổ phần

Airseaglobal giai đoạn 2018 – 2020 Năm Hoa Kỳ Đức Nhật Bản

Tổng danh thu từ dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty cổ phần Airseaglobal có nhiều sự thay đổi qua từng năm. Các mặt hàng trang thiết bị y tế phần lớn đều được nhập khẩu bằng đường hàng không do tính chất đặc thù của từng loại mặt hàng và các thị trường thiết bị y tế mà công ty nhập khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.

Trong 3 năm từ năm 2018 đến 2020, thị trường nhập khẩu chính của công ty là từ Hoa Kỳ. Năm 2018 và 2019 nhập khẩu từ Hoa Kỳ lần lượt là 22%, 25% trên tổng doanh thu từ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế của công ty, đây là thị trường cung cấp chính các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, thiết bị siêu âm và X-quang. Năm 2020, sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị

ytế của các bệnh viện, phòng khám và người dân nên thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu trong xuất khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế chiếm đến 32% tổng doanh thu từ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế trên tất cả các thị trường mà công ty tham gia. Các mặt hàng chủ yếu mà công ty thực hiện nhập khẩu bao gồm: sản phẩm thiết bị tiêu hao, sản phẩm răng miệng, chỉnh hình, bộ phận giả và các sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân.

Thị trường Đức từ năm 2018 – 2020 vẫn duy trì ở mức ổn định tuy có giảm vào năm 2020 do nhu cầu về các sản phẩm tiêu hao tăng bởi mặt hàng chủ yếu từ thị trường này mà công ty nhập khẩu là các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, chỉnh hình và bộ phận giả. Đây đều là những mặt hàng công nghệ tiến tiến, giá trị cao.

Thị trường Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng mà công ty đang đẩy

mạnh nhập khẩu. Với các sản phẩm về răng miệng và chuẩn đoán hình ảnh – đều là những sản phẩm cần thiết, doanh thu từ thị trường Nhật Bản từ 2018 – 2020 chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh thu từ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế của công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 34 - 36)