Thủ tục hải quan nhập khẩu trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 45 - 47)

Hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty có khoảng

50% về sân bay Nội Bài và còn lại về các cảng khác. Khi hàng về đến cảng hàng không, công ty phối hợp với nhà nhập khẩu làm các thủ tục để nhập khẩu cho lô hàng.

Với những quy định của nhà nước về nhập khẩu trang thiết bị y tế thì những chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan bao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn,

hóa đơn bảo hiểm, hóa đơn cước… Ngoài ra, tùy theo phân loại hàng, mà hồ sơ hải quan bổ sung thêm tài liệu sau:

- Đối với hàng thiết bị y tế loại A (Nhóm rủi ro thấp):

Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn do sở Y tế Tỉnh, Thành Phố cấp Bản phân loại trang thiết bị y tế

Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành (nếu đơn vị nhập khẩu không phải là chủ sở hữu số lưu hành).

- Đối với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc loại B, C, D và thuộc danh mục kèm theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT, phải nộp thêm:

Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT- BYT Bản phân loại trang thiết bị y tế

- Đối với trang thiết bị y tế được phân loại thuộc loại B, C, D và không thuộc danh mục trang thiết bị y tế ban hành trong Thông tư 30/2015/TT-BYT, đơn vị nhập khẩu phải cung cấp thêm Bản phân loại trang thiết bị y tế.

Mặt hàng thiết bị y tế khi nhập khẩu sẽ phải làm phân loại để xác định độ rủi ro mà thiết bị mang lại cho con người. Việc phân loại này cần có đầy đủ trình độ chuyên môn và chứng chỉ hành nghề. Hiện tại công ty đang hợp tác với hai bên đối tác cung cấp dịch vụ này vậy nên mỗi khi có hàng nhập về sẽ làm việc với một bên để phân loại. Tùy từng mặt hàng phân loại A, B, C và D mà bộ phận chứng từ sẽ tiến hành làm công bố tiêu chuẩn áp dụng, xin giấy phép xuất nhập khẩu của bộ y tế hoặc đăng kí lưu hành thiết bị y tế.

Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, bộ phận chứng từ sẽ tra mã HS cho hàng hóa:

- Đối với hàng mới cần tìm hiểu kỹ về thông tin của hàng (tên hàng, tính chất, chất liệu, loại hàng…) để có mã HS chính xác nhất.

-Đối với hàng hóa cũ, tra mã HS xem còn phù hợp với hàng đó nữa hay không.

Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu trực tiếp, công ty sẽ khai báo hải quan điện tử trước và các thông tin khai cần tuân theo quy định và lưu ý các thông tin đặc biệt không sử được trên tờ khai như tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã cơ quan hải quan, mã loại hình, Số cân, số kiện, vận đơn, tên hàng, Cảng bốc, cảng dỡ, mã HS code, đơn vị tiền tệ thanh toán…truyền tờ khai và đợi kết quả phân luồng.

Mặt hàng trang thiết bị y tế là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người nên khi nhập khẩu sẽ rất chặt chẽ trong khâu thông quan. Các lô hàng thiết bị

y tế nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty thì thường được phân luồng

- Đối với các tờ khai phân luồng vàng, bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác thì hàng hóa sẽ được thông quan; đối với các bộ hồ sơ thông tin hay chứng từ bị thiếu thì bộ phận hiện trường liên hệ với bộ phận chứng từ tại văn phòng để bổ sung vào bộ hồ sơ; đồng thời nộp các khoản phí để hàng được thông quan.

- Đối với các tờ khai phân luồng đỏ, bên cạnh việc kiểm tra hồ sơ thì hàng sẽ được chuyển đến hải quan kiểm hóa để kiểm tra chất lượng của hàng, kiểm tra các thông số liên quan đến tên hàng, model có chính xác so với thông tin hàng trên tờ khai không, cần nắm chắc các thông tin về hàng y tế mà công ty nhập khẩu để có thể xử lý với hải quan.

Nộp thuế và hoàn thiện thủ tục hải quan: việc nộp thuế có thể thực hiện ngày sau khi truyền tờ khai hoặc sau khi tờ khai đã được thông quan. Nhưng bắt buộc phải hoàn tất trước khi thông quan. Đối với mặt hàng trang thiết bị y tế thì bao gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt (tùy một vài mặt hàng), thuế được áp dụng theo biểu thuế XNK.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 45 - 47)