Cơ cấu tổ chức hoạt động tại công ty cổ phần Airseaglobal

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 25 - 27)

Công ty cổ phần Airseaglobal có cơ cấu tổ chức hoạt động tương tự như mô hình tổ chức của một công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại công ty cổ phần Airseaglobal

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản Ban

trị Kiểm soát Giám đốc Bộ phận hiện trường Nguồn: Công ty cổ phần Airseaglobal Chức năng từng phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc – Người đại diện hợp pháp của công ty: Đứng tên trên mọi giấy tờ của công ty như giấy phép kinh doanh, các hợp đồng kinh tế cũng như giao dịch với các cơ quan liên quan đồng thời quản lí các hoạt động nội bộ của công ty, các chế độ đãi ngộ của nhân viên và lên kế hoạch đào tạo đội ngũ kinh doanh tiếp cận khách hàng.

Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trưởng phòng - Người trực tiếp làm việc với nhân viên từng phòng ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho những hoạt động của phòng ban đồng thời giải đáp các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của công ty.

Bộ phận hiện trường (Operation Department): Bộ phận làm việc trực tiếp với hàng hóa, tiếp nhận và xử lí các lô hàng tại các điểm trung chuyển, kho, sân bay, cảng biển và giao hàng cho các bên vận chuyển tới khách hàng. Ngoài ra còn làm việc với bộ phận hải quan để giải quyết các thủ tục cho quá trình thông quan hàng hóa.

Bộ phận Agent: Đây là bộ phận làm việc trực tiếp với các đối tác, đại lí nước ngoài, đảm nhiệm việc tìm kiếm thêm các đối tác, đại lí mới ở khắp các quốc gia khác để có được nhiều sự lựa chọn về giá tàu, cước phí… Khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, Agent có nhiệm vụ tra cước phí vận chuyển và đàm phán, thương lượng để có được mức giá phù hợp.

Bộ phận chứng từ (Customer Services Department): bộ phận tiếp nhận các chứng từ liên quan đến lô hàng chuyển cho bộ phận hiện trường. Thực hiện các công việc lưu trữ, quản lí chứng từ và công văn, chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan. Theo dõi quá trình của lô hàng và liên lạc với khách hàng.

Bộ phận Kinh Doanh (Sales Department): đây là bộ phận trung tâm quan trọng, đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận chính cho công ty. Bộ phận có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu xuất nhập khẩu, chào hàng, chào giá và tư vấn cho khách hàng về các loại thủ tục cũng như giấy phép liên quan đến hàng hóa và dịch vụ của công ty, thường xuyên cập nhật thông tin lô hàng cho khách hàng.

Bộ phận kế toán và nhân sự: phụ trách những công việc thu chi, hạch toán, tính toán doanh thu và lợi nhuận của công ty. Cũng chịu trách nhiệm phát lương, đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhận cá nhân cho các nhân viên, nộp thuế doanh nghiệp nhà nước. Đối với khách hàng bộ phận này tính toán các chi phí khách hàng phải trả và thúc giục khách hàng thanh toán.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w