Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 73 - 77)

không ở Việt Nam

Vận tải hàng không đang tăng mạnh mẽ trở lại trên toàn cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong thị trường phân khúc này và có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Tuy nhiên, trong đó vẫn có hàng loạt thách thức cũng như cơ hội để ngành này phát triển.Từ năm 2016 đến nay, thị trường vận tải hàng không đang tăng trở lại với mức tăng trưởng 4,8%/năm. Trong đó châu Á chiếm 40% lưu lượng vận tải, cao nhất thế giới và Việt Nam là tâm điểm của khu vực này.

Bảng 3.1 Khối lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không giai đoạn 2016 -2019

Luân chuyển hành khách

(Triệu lượt người.km)

Luân chuyển hành khách trong nước (Triệu lượt người.km) yLuân chuyển hành khách quốc tế (Triệu lượt người.km)

Luân chuyển hàng hóa

(Triệu tấn.km)

Luân chuyển hàng hóa trong nước (Triệu tấn.km)

Luân chuyển hàng hóa quốc tế (Triệu tấn.km)

(Nguồn: Tổng cục thống kê cập nhật ngày 03/08/2020 )

hãng hàng không nữa là Vinpearl Air. Theo Nghị định 92/2016/NĐCP của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng

vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng và cần có vốn từ 1.300 tỷ đồng để khai thác trên 30 máy bay và có bay quốc tế. Từ đó có thể thấy, nhiều khả năng hãng hàng không Vinpearl Air có tham vọng triển khai không chỉ đường bay nội địa mà còn tham gia vào đường bay quốc tế (Bộ GTVT, 2019). Gần đây, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam. Mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và IASA từ hệ thống đào tạo của Vingroup.

Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh Covid19 hiện nay, đa số hàng hoá từ nước ngoài vào VN bằng đường hàng không gồm 2 loại: Loai 1 là hàng phát chuyển nhanh: chủ yếu gồm hàng đặt online trên các trang thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba...hàng gửi từ kiều bào nước ngoài....; Loại 2 là hàng nhập khẩu tổng hợp (General cargo) : hàng hóa tiêu dùng , trang thiết bị phục vụ sản xuất … Các hãng bay đang chuyển hướng sang vận tải để tăng thêm doanh thu, nhằm duy trì hoạt động khai thác. Dù vậy, hiện nay các hãng hàng không Việt Nam chưa có hãng nào có máy bay chuyên vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu trên, ông "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) - đã xin Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập hãng bay riêng chuyên chở hàng hóa (cargo) là IPP Air Cargo, đánh dấu mốc mới cho “cuộc đua” thị trường vận tải hàng hóa bằng đường không.

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam: Việt Nam hiện đang thu hút 50 hãng hàng không quốc tế từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ

3 thế giới về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không. Thị trường hàng không Việt

Nam đặt mục tiêu đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển.

Biểu đồ 3.1 Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không Việt Nam giai đoạn 2015 -2019

(Đơn vị: Nghìn tấn) 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 2015 2016 2017 2018 2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ba trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm ASEAN tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm 3 cụm vận tải là Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành. Dự báo, tổng thị trường vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam tăng trung bình 16%/năm trong giai đoạn đến năm 2020 và 8%/năm giai đoạn 2020 - 2030. Hàng hóa tăng trung bình 18%/năm giai đoạn đến 2020 và 12%/năm giai đoạn 2020 - 2030. Sản lượng vận chuyển đạt 64 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2020 và 131 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2030. Liên quan đến việc phát triển đội tàu bay, theo quy hoạch, số lượng tàu bay khai thác của các hãng hàng không đến năm 2020 là trên 220 chiếc và đến năm 2030 là 400 chiếc (hiện tại có 173 chiếc). Nâng cao công suất các cảng hàng không và nới quy mô phát triển đội tàu bay trong vòng 3 năm tới là hai điều kiện cần, để mở ra cơ hội gia nhập thị trường cho các nhà đầu tư mới. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường vận tải hàng không thế giới như: các tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa được đưa đến người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang chuyển dần nền kinh tế sản xuất công nghiệp sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đó là những sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không rất lớn. Đây là cơ hội cho ngành vận tải hàng không. Những năm gần đây, tăng trưởng hàng không khá nóng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức như quá tải về hạ tầng sân bay bến đỗ, an ninh trên các chuyến bay trong đó sự gia nhập của các hãng hàng không quy mô mới có thể tạo ra sự cạnh tranh “phi quy luật”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w