• Lịch sử hình thành giao nhận đường hàng không quốc tế và các tổ chức hàng không quốc tế
So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ. Nếu như vận tải đường biển đã hình thành và phát triển ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, thì vận tải đường hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX.
Họa sĩ, nhà vật lý thiên tài Leonardo Devinci (1452 – 1519) là người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu, chế tạo máy bay. Ông đã nghiên cứu về chuyển động bay của chim dựa vào đó mà thiết kế ra cánh máy bay.
Ngày 21/11/1783, anh em nhà Montgolfier đã thiết kế ra vật thể bay lên không trung bằng khinh khí cầu nóng. Năm 1809 ở Anh, George Caylay đã đưa ra thiết kế cánh máy bay. Năm 1843-1848, Henson & String Fellow đã sáng chế và cho bay thử mẫu máy bay một lớp cánh quạt không người lái và thí nghiệm trong một nhà máy kín, chạy bằng 2 cánh quạt và động cơ hơi nước, bay được khoảng 40m. Năm 1868 tại Pháp, Le Bois sáng chế ra tàu lượn đầu tiên, có thể bay lên cao tới 91m trong vài phút.
Năm 1896, Langlay- 1 giáo sư của Đại học Washington chế tạo ra máy bay dùng động cơ hơi nước. Vào năm 1900 tại Đức, Zepplin đã chế tạo ra khí cầu có 2 động cơ xăng 15HP, vỏ nhôm cứng với tên gọi là Z1. Đến năm 1906, Z1 được cải tiến thành Z4, 2 động cơ xăng 85HP. Năm 1903, Anh em nhà Wright chế tạo được máy bay 2 tầng cánh gỗ, động cơ xăng, 12HP và được coi là những người đầu tiên trong lịch sử chế tạo ra động cơ bay ngày nay được gọi là máy bay.
Giai đoạn 1911 – 1913, các kinh khí cầu đã chuyên chở được 19.109 hành khách.
Nhờ có cuộc cải cách và tiến bộ khoa học công nghệ, đến năm 1927 tại Mỹ, Charles Linberght đã bay trên máy bay cánh quạt loại động cơ 22HP vượt Đại Tây Dương hết 33,5 giờ. Đây là một trong những thiết kế máy bay thành công nhất là Douglas DC-3. Trong chiến tranh thế giới thứ II, năm 1944 Đức đã chế tạo ra máy bay quân sự phản lực ME 262A.
Từ năm 1945 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển của vận tải hàng không. Theo đó, vật liệu làm máy bay dần được thay đổi để nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển hơn: Động cơ Piston được chuyển đổi thành động cơ tuabin cánh quạt đến nay là động cơ tuabin phản lực, khung Composit được dùng để chế tạo ra khung máy bay, giúp khung máy bay nhẹ và bền hơn, giúp giảm trọng lượng máy bay, tăng sức chở hàng hóa với số ghế hành khách so với vật liệu gỗ, nhôm, sắt. Từ năm 1960 đến nay, ngành hàng không dân dụng thế giới phát triển 20 lần tính theo tấn, tổng GDP thế giới tăng 3.7%. Các hãng hàng không Châu Á- Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình 8.5% với hàng không và 10% đối với hàng hóa.
Nếu năm 1945, có 9 triệu hành khách đi lại trên các chuyến bay thương mại, chiếm 0.5% dân số thế giới. Đến năm 1987, vận tải hàng không dân dụng quốc tế lần đầu đạt tới số 1 tỷ lượt hành khách/năm. Năm 1994, số hành khách đi lại bằng máy bay là 1.3 tỷ người, chiếm 25% dân số thế giới.
Trong 60 năm trở lại đây ngành hàng không dân dụng quốc tế đã chuyên trở trên 25 tỷ lượt hành khách và 350 triệu tấn hàng hóa. Sự phát triển của vận tải đường hàng không quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức quốc tế về vận tải hàng không như ICAO, IATA, FIATA,... cũng như các Công ước, Hiệp định, Nghị định về vận tải hàng không quốc tế.
Các tổ chức hàng không thể giới: Đầu tiên, sự ra đời của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)- International Civil Aviation Organization năm 1947 đánh dấu mốc cho sự hình thành của vận tải đường hàng không. Thành viên của ICAO hiện nay bao gồm 190 quốc gia.
Star Alliance, được thành lập ngày 14/05/1997 bởi các công ty Air Canada, Lufthasa, hãng hàng không Scandinavia (SHS), Thai Airways International, United Airlines.
Liên minh Oneworld được thành lập ngành 01/02/1999 bởi 5 hãng hàng không: Amerian Airlines, British Airways, Canadian Airlines, Cathay Pacific và Qantas.
Tiếp đó là sự ra đời của IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế- International Air Transport Association năm 1945, là hãng hàng không đăng ký ở
các nước thành viên ICAO, hiện nay có khoảng 270 thành viên. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) là thành viên chính thức của IATA từ 05/11/2006. Trụ sở chính của IATA được đặt tại Montreal (Canada). Các văn phòng đặt tại: New York, Geneva, London, Bankok, Singapore.
Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận- FIATA, Federation Internade des Associations de Transitaires et Assimiles được thành lập vào năm 1926 tại Việt Nam. Thành viên của FIATA có 2 loại:
Thành viên chính thức (ordinaty member): Hiệp hội giao nhận quốc gia, ví dụ như VIFFAS;
Thành viên hợp tác (associated member): Các công ty giao nhận riêng lẻ, ví dụ như VISABA.
Hiện nay, FIATA đại diện cho hơn 35.000 công ty giao nhận ở 130 quốc gia. •Lịch sử hình thành và phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam
Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam ra đời vào ngày 15/01/1956, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập lên Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam thuộc sự quản lý của Hội đồng chính phủ. Đồng thời xây dựng sân bay ở 3 miền Bắc, Trung, Nam với các đơn vị sản xuất, phục vụ sản xuất trực thuộc Đoàn bay 919 hoạt động trên 11 sân bay: Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Rạch Giá, Đà Nẵng, Đồng Hới, Phú Bài, Liên Khương, Buôn Mê Thuật, Nha Trang, Quy Nhơn với tổng số 42 chiếc máy bay. Mở lại đường bay A1 (Bankok- Hongkong).
Ngày 20/08/1976, Chính phủ cho ngành hàng không Việt Nam bán vé hành khách và cước vận tải hàng hóa. Tuy nhiên thời gian này lượng khách hàng còn hạn chế, thủ tục chặt chẽ và phức tạp.
Giai đoạn 1976 – 1979, các chuyến bay trong nước vận chuyển 1.161.928 lượt hành khách, 8.624 tấn hàng hóa, bưu kiện. Tuyến bay nước ngoài vận chuyển 40.000 lượt hành khách, 700 tấn hàng hóa. Tiếp nhận và làm chủ được các loại máy bay mới mua của Liên Xô: YAK-40, TU-134.
Ngày 24/03/1979, Bộ Quốc Phòng ra quyết định lập ra trường Đại học hàng không Việt Nam, không chỉ đào tạo trong nước mà còn giúp cho Lào và Cambuchia đào tạo học viên hàng không. Ngày 01/03/1980, Chính phủ Việt Nam tuyên bố gia nhập Công ước về hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chicago. Theo điều 92 của Công ước, hàng không dân dụng Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế vào từ ngày 12/04/1980. Trong năm 1982, Nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài, Nhà khách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được khánh thành. Đến năm 1983, ngành hàng không Việt Nam đưa vào sử dụng thêm
máy bay Boeing B-707, đồng thời đổi mới ngành hàng không dân dụng Việt Nam tách khỏi cơ chế quốc phòng, phân định chức năng quản lý Nhà nước vào chức năng của sản xuất kinh doanh.
Ngày 30/07/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 242/HĐBT, thành lập Cục dân dụng hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.
Giai đoạn 1995 – 2007, Quốc hội nước Cộng Hòa Chủ Nghĩa Việt Nam thực hiện các sửa đổi, bổ sung về việc quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay, công tác an ninh, an toàn hàng không.
Tính đến năm 2014, tổng thị trường vận chuyển hành khách đạt 33,13 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2014, 12%/ năm và hàng hóa đạt 741 nghìn tấn tăng bình quân 12,8%/ năm. Số lượng chuyến bay đạt 560 nghìn lần chuyến.
Tính tới thời điểm năm 2017, Việt Nam có 4 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Jestar, VASCO, Vietjet Air) đều là hãng hàng không cổ phần, tư nhân hoặc liên doanh của nước ngoài, đang khai thác 56 đường bay quốc tế và 46 đường bay nội địa. Đến 2018, hãng hàng không nội địa Bamboo Airway của Việt Nam đi vào hoạt động và đưa tổng số hãng hàng không nội địa của Việt Nam lên 5 hãng.
Sau hơn 50 năm, hàng không dân dụng Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tổ chức và cơ cấu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời ký kéo theo sự phát triển, lớn mạnh cùng mức độ tăng trưởng bình quân ổn định trong kinh doanh cước vận tải hàng hóa và ngành vận tải đường hàng không.