Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 88 - 94)

Chính sách và chủ trương của Nhà nước là kim chỉ nam cho doanh nghiệp thực hiện vì vậy mà những định hướng ổn định của Nhà nước luôn có tác động to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và với chi nhánh nói riêng. Với vai trò quy hoạch và thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành của kinh tế biển, nhà nuớc ta nên tập trung chỉ đạo sát sao, đốc thúc mạnh mẽ hơn để các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ngành hàng không, cần đẩy mạnh tiến độ hoàn thành dự án cảng hàng không có điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động. Nhà nước cần kết hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, cơ quan liên quan để đưa ra những giải pháp toàn diện và đồng bộ nhất. Một số giải pháp từ phía cơ quan nhà nước cần làm để hỗ trợ sự phát triển của các cảng hàng không và dịch vụ liên quan:

Thứ nhất, nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật quốc tế mà nước ta là thành viên. Hiện nay, mặc dù vai trò của cảng hàng không và các dịch vụ cảng hàng không trên thế giới là rất lớn nhưng vẫn chưa có định nghĩa về loại hình này một các cụ thể. Tại Việt Nam, từ trước đến nay, quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dịch vụ cảng hàng không được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: thương mại, tài chính, xuất nhập cảnh… Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đều có nội dung liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và tất nhiên chưa phù hợp với với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Do vậy, hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, theo đúng kỹ thuật quốc tế sẽ giúp khắc phục dần những yếu kém của dịch vụ và doanh nghiệp trong quá trình tham gia thương mại quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của chính mình.

Trong thời gian trước mắt, chúng ta cần điều chỉnh hệ thống pháp luật và các chính sách thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của WTO, xử lý một cách thích hợp, cân đối giữa bảo hộ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để doanh nghiệp Việt Nam thích nghi dần với thực tế cạnh tranh gay gắt ở phạm vi trong nước và trên trường quốc tế.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh phổ biến thông tin, nâng cao kiến thức về những vấn đề của WTO cũng như nội dung điều chỉnh chính sách và bản chào về hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về nội dung và tác động của các cam kết của Việt Nam trong WTO. Cần tiến hành thường xuyên cơ chế tham vấn và đối thoại chính sách giữa Chính phủ và doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần tổ chức triển khai đồng bộ và toàn diện cơ chế thông quan điện tử trên toàn quốc và khắc phục kịp thời một số hạn chế còn tồn tại của việc khai báo thông tin hàng hóa qua mạng. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ cho từng khu cảng hàng không những điều kiện cụ thể để hoàn thành việc triển khai hệ thống thông quan điện tử một cách nhanh nhất đạt hiệu quả nhất. Để hoàn thiện hệ thống thông quan điện tử, nhà nước cần thực hiện một số giải pháp như:

Học hỏi kinh nghiệm về Hải quan điện tử của các nước đã thành công trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản… góp phần thúc đẩy quá trình thông quan cho hàng hóa, đơn giản hóa giấy tờ, tiết kiệm các nguồn lực;

Cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ quan hải quan, tăng tốc độ đường truyền mạng internet, sửa chữa thường xuyên đường nối cáp quang trên biển tránh tình trạng tắc nghẽn mạng hoặc mất mạng như thời gian vừa qua. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần quản lý, bảo hệ thống mạng tiếp nhận dữ liệu hải quan một cách khoa học, đề phòng rủi ro khi có sự cố.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả và chất lượng dịch vụ cho toàn ngành. Trong nền kinh tế thị trường, giá dịch vụ cảng hàng không được hình thành theo quy luật cung - cầu, đóng vai trò tích cực trong việc giữ quan hệ cân bằng trong dịch vụ cảng hàng không. Ảnh hưởng của yếu tố quốc tế đến giá cả tuỳ thuộc vào loại dịch vụ. Với những loại dịch vụ bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam, chỉ thực hiện giá quy định của các hiệp định song phương (nếu có), còn lại cần thiết phải quy định giá tối thiểu (giá sàn) để tránh việc cạnh tranh hạ giá giữa các doanh nghiệp trong nước làm thiệt hại đến thu nhập của các doanh nghiệp và thất thu ngân sách, làm lợi về tài chính cho phía nước ngoài. Các loại dịch vụ không bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam (cung ứng vật tư, thực phẩm, nước ngọt, sửa chữa), giá cả sẽ do các bên thoả thuận. Dựa vào mức độ quản

lý nước ta đối với giá dịch vụ cảng hàng không thể chia thành 3 loại giá dịch vụ: giá do thị trường điều tiết (không giới hạn), giá có quy định mức thấp nhất (giá sàn), giá có quy định mức cao nhất (giá trần). Nhà nước có những quy định về quản lý giá riêng cho từng loại.

- Giá do thị trường điều tiết: Áp dụng cho các loại dịch vụ như cung ứng tàu biển, sửa chữa tàu biển …

- Giá có quy định mức thấp nhất: Áp dụng cho loại hình dịch vụ như đại lý tàu biển.

- Giá có quy định mức cao nhất: Áp dụng cho loại hình dịch vụ nào xét thấy cần phải điều chỉnh tại thời điểm có biến động lớn.

Hiện nay, Việt Nam không quản lý giá dịch vụ cảng hàng không mà để các chi nhánh làm dịch vụ cảng hàng không tham khảo biểu giá ban hành trước đây kết hợp với tình hình thực tế để tự ban hành giá của mình, sau đó báo cáo về Bộ Tài chính, nhưng nhà nước cần quản ý chặt chẽ tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước.

Cuối cùng, hoạt động của ngành dịch vụ cảng hàng không có mối quan hệ mật thiết với mức độ hội nhập thực sự với nền kinh tế quốc tế, và ngành vận tải hàng không của nước ta. Do đó trong dài hạn, chính phủ và nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách và các bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tăng cường mối quan hệ thương mại và hợp tác với các quốc gia khác, tích cực tham gia vào các công ước, tổ chức quốc tế sẽ là một bước đi chiến lược có tác dụng đẩy cả nền kinh tế, trong đó có mảng đại lý tàu biển. Đây là một giải pháp có tính chất toàn diện và dài hạn nhất với toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Những biến động trong thương mại quốc tế, với tác động đan xen của các FTA thế hệ mới và các rào cản thương mại, những bước tiến lớn về công nghệ, những xu hướng mới trong thương mại điện tử cùng các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai. Những nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh về logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành... đã cho thấy những kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua kết quả bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics mà Ngân hàng Thế giới đánh giá khi Việt Nam được đánh giá ở vị trí 39/160 (tăng 25 bậc so với năm 2016), đứng đầu trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Vì vậy việc liên tục đánh giá, hoàn thiện dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi mức độ cạnh tranh ngày càng được nâng cao hơn bao giờ hết. Đối với chi nhánh HP Logistics JSC chi nhánh Hà Nội, qua hơn 9 năm kinh doanh và phát triển tuy đã có những thành công đáng kể song vẫn còn khiêm tốn so với các đối thủ có tiếng trên thị trường. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dịch vụ bằng cách cập nhật các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhưng chi nhánh vẫn phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ phản hồi của khách hàng để có những phương án tối ưu. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không trong những khâu tìm kiếm khách hàng, hãng hàng không; theo dõi hàng hóa; làm thủ tục hải quan; vận chuyển cho tận nơi cho khách hàng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng tránh những sai sót gây phát sinh nhiều chi phí ảnh hưởng đến khách hàng cũng sự tin cậy của khách hàng đối với chi nhánh. Đưa ra các chiến lược giá cạnh tranh hơn bằng cách thương lượng với các hãng hàng không, nghiên cứu những tuyến vận chuyển thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống kho bãi, xe chuyên dụng riêng để chủ động kiểm soát, bảo đảm hàng hóa cho khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cao dịch vụ, kỹ năng cho nhân viên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, để tạo đòn bẩy cho sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng dường hàng không, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần có những chính sách, quy định luật pháp hợp lý để tạo điều kiện mở rộng giao

thương với các khu vực trên thế giới, kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển hơn nữa. Cắt giảm các thủ tục rườm rà, nghiên cứu áp dụng công nghệ số vào thủ tục, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cảng hàng không là điều vô cùng cần thiết đưa tiến độ và chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa đi lên. Quán triệt, đẩy lùi những biểu hiện tham nhũng, hách dịch của các cán bộ Hải quan, cảng hàng không giúp hoạt động giao nhận được thông suốt, tạo môi trường dịch vụ trong sạch.

Bài nghiên cứu đã đạt được thành công mục tiêu của mình và tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Tôi tin tưởng rằng nghiên cứu này có thể giúp quý chi nhánh cải tiến chất lượng dịch vụ trong tương lai, không chỉ trong bộ phận vận tải đường hàng không mà còn với tất cả các chức năng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thúy Vân - Tập bài giảng nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu - Học viện Chính sách và Phát triển.

2. Các quy tắc mẫu của FIATA.

3. Cục Hàng không Việt Nam, Website: https://caa.gov.vn/.

4. Đào Văn Hùng, Bùi Thúy Vân (đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, nhà xuất bản Chính trị.

5. Khóa luận tốt nghiệp của Sinh viên Đào Duy Anh – KTĐN7 6. Khóa Luận tốt nghiệp của Sinh viên Nguyễn Thị Huyền – KTĐN7 7. Hải quan Việt Nam, https://www.customs.gov.vn/default.aspx. 8. Luật thương mại Việt Nam năm 2005.

9. Báo cáo tài chính HP Logistics chi nhánh Hà Nội 2018 -2020.

10. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty HP Logistics chi nhánh Hà Nội 2018 - 2020.

11. Báo cáo Logistic Việt Nam 2020, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Website: www.logistics.gov.vn.

12. Kỹ năng xuất nhập khẩu (2018), Nội dung 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010, Kỹ năng xuất nhập khẩu, https://kynangxuatnhapkhau.vn/noi- dung-11-dieu-kien-thuong-mai-quoc-te-incoterms-2010/ [09/06/2020].

13. Nguyễn Thị Hường (2009), Nghiệp vụ ngoại thương: Lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Quốc hội 2014, Luật Hải quan.

15. Song Ánh Trần (2018), Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng

Xanh, Vàng, Đỏ, Logistics Song Ánh, https://songanhlogs.com/phan-luong-hai- quan-la-gi-va-y-nghia-cua-luong-xanh-vang-do.html [09/06/2020].

16. Tổng cục Thống kê, Website: https://www.gso.gov.vn/.

17. Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Báo Thanh niên, Tài chính kinh doanh, Website: https://thanhnien.vn/tai-

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w