Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giao nhận bằng đường hàng không

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 50 - 55)

Xuất nhập khẩu ( Import – Export ) là khâu cơ bản của hoạt động nghoại thương, có mối tương quan lớn và có xuất nhập khẩu có sự tác động rộng rãi đến các ngành khác. Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng đầu được nhà nước quan tâm nhằm đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và tạo mối quan hệ thương mại

Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu luôn có mối tương quan chặt chẽ với nhau, hiểu được điều đó HP Logistics luôn có gắng phát triển việc kinh doanh dịch vụ hậu cần cho 2 hoạt động này với chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể.

Bảng 2.4 Tổng sản lượng hàng hoá giao nhận hàng không tại HP Logistics chi nhánh Hà Nội

Năm

Tổng SL giao nhận - GN hàng xuất - GN hàng nhập

(Nguồn : Phòng kế toán HP Logistics - chi nhánh Hà Nội)

Năm 2018, công ty HP Logistics chi nhánh Hà Nội đã bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường của mình và bước đầu đã có quan hệ với khoảng 7 hãng giao nhận hàng không trên thế giới như : FedEx Express, DHL Aviation, Korean Air Caro, China Airlines Cargo... hầu hết các hãng này đều là những hãng lớn, có uy tín trong thị trường giao nhận. Chính nhờ những mối quan hệ này,mà doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng không của HP Logistics chi nhánh Hà Nội có tăng lên đáng kể. Năm 2019 là năm tổng sản lượng giao nhận hàng không của chi nhánh tăng rõ rệt, lợi nhuận cũng vậy: Công ty đã ký được một lượng lớn hợp đồng giao nhận từ cửa đến cửa (door to door). Việc công ty ký được nhiều hợp đồng giao nhận với mức cước khá cao (có thể nói là cao hơn so với một số hãng giao nhận khác), do đó phần chênh lệch mà Công ty được hưởng cũng cao. Điều này chứng tỏ uy tín của Công ty đang dần được tín nhiệm trên thị trường.Hơn nữa, do chi nhánh có quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước nên mối quan hệ của chi nhánh ngày càng được mở rộng.

Trong 5 năm trở lại đây, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của chi nhánh chủ yếu chuyển dịch theo hướng sau: gia tăng tỷ trọng hàng điện thoại và các loại linh kiện có giá trị cao, chú trọng xuất khẩu hàng dệt may và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Cụ thể:

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Bảng 2.5 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP Logistics chi nhánh Hà Nội

Mặt hàng xuất

Điện thoại các loại và Hàng dệt may Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện Giày dép các loại Máy móc, thiết bị dụng

cụ, phụ tùng khác Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Hàng hóa khác

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu thống kê)

Các mặt hàng công ty thực hiện giao nhận xuất khẩu chính là các mặt hàng ưu thế của Việt Nam như giày dép, dệt may, điện thoại, linh kiện máy móc thiết bị…Hàng xuất khẩu của công ty trong những năm qua đã có sự gia tăng chứng tỏ công ty đã quan tâm đẩy mạnh thị trường giao nhận xuất khẩu, cụ thể:

Giao nhận xuất khẩu với mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện tăng từ 28,2% năm 2018 tăng mạnh đến 30,4% vào năm 2019 và giảm nhẹ còn 29,5% vào năm 2020.

Đối với hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tặng mạnh từ 16% năm 2018 đến 22,4% năm 2020.

+ Đối với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu:

Bảng 2.6 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP Logistics chi nhánh Hà Nội

Mặt hàng nhập

Điện thoại các loại và

Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày Máy vi tính, sản phẩm

Vải các loại Máy móc, thiết bị dụng

cụ, phụ tùng khác Hàng hóa khác

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu thống kê)

Nhập khẩu hàng hóa trong năm 2020 tăng 4,5% về số tương đối, tương ứng tăng 3,96 tỷ đồng về số tuyệt đối so với năm trước. Các mặt hàng có trị giá tăng so với năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 19,8% , máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 19,7%. Các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da giày và Máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác có xu hướng giảm dần xuống còn 5,8% và 19,3%. Ta thấy rằng công ty đang có thế mạnh về việc xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử.

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu giao nhận bằng đường hàng không

Năm 2020 Nhật Bản tiếp tục là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của công ty và chi nhánh, với doanh thu đạt 2.27 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ vươn lên là đối tác thương mại lớn thứ 2 của chi nhánh với 2.2 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%; thị trường Trung Quốc đánh mất vị trí thứ 2 cho Hoa Kỳ và trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của chi nhánh với kim ngạch 2,09 tỷ đồng, tăng khoảng 3%.

Bảng 2.7 Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP Logistics chi nhánh Hà Nội

(Đơn vị: Nghìn đồng)

Các thị trường khác

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu thống kê)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty HP logistics JSC – chi nhánh hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w