• Môi trường luật pháp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, logistics đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Ở nước ta, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức
,hiệp hội và cả các quy định về thuế. Sau một thời gian dài phát triển, dịch vụ logistics đã được thể chế hóa trong Luật Thương mại 2005, pháp luật về giao thông vận tải, các nghị định: Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định số 144/2018/NĐ-CP về vận tải đa phương thức... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẽ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triện cùa ngành Logistics.
Như ta đã biết, logistics liên quan đến nhiều bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hàng những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành logistic. Qua thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về logistics như cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt nam trong qua trình hội nhập thế giới.
• Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp logistics và sự phát triển của dịch vụ logistics là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, tiền cho vay, tỷ lệ thất nghiệp, dòng vốn đầu tư nước ngoài… Các yếu tố này tác động đến việc huy động, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics, đồng thời ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics; do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics.
Diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Sự tăng, giảm, tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi của các chỉ số này có khả năng tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn có thể dẫn đến điều chỉnh mục tiêu, phương hướng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
• Cơ sở hạ tầng phát triển logistic
Cơ sở hạ tầng logistics là tổng hợp các điều kiện cơ bản phục vụ cho sự phát triển của hoạt động logistics. Cơ sở hạ tầng logistics thông thường được chia thành hai nhóm: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế, bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ; thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là hệ thống thông tin được sử dụng để quản lý các quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin trong một công ty và các thiết bị sử dụng cho mục đích này như máy tính, máy quét mã vạch…
Cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hiệu suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hiệu suất hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa do các doanh nghiệp logistics cung cấp cho khách hàng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics đòi hỏi cơ sở hạ tầng luôn được đầu tư nâng cấp, mở rộng theo thời gian. Hạ tầng giao thông tốt giúp thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, kết nối thị trường đại phương với thị trường quốc gia, quốc tế, góp phần giảm chi phí, tiết kiệm thời gian giao hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngành kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó. Đặc điểm điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, sự phát triển kinh tế của một tỉnh, một quốc gia. Các yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics có thể kể đến vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, tài nguyên…Yếu tố vị trí địa lý có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Vị trí địa lý tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn phát triển khi địa phương có những đặc điểm sau: nằm gần các tuyến giao thông xuyên quốc gia (đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, sân bay), các hành lang kinh tế, các cửa khẩu quốc tế; gần các trung tâm chính trị, văn hóa, gần các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực phát triển kinh tế năng động, các trung tâm khoa học, công nghệ cao; gần các nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất, gần các khu công nghiệp sản xuất hàng hóa, gần các thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Mặt khác, vị trí địa lý có thể ảnh hưởng tiêu cực, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của ngành logistics khi có những đặc điểm sau: nằm trong khu vực, địa phương có những bất ổn về chính trị, an ninh, quốc phòng, xung đột về sắc tộc, tôn giáo; khu vực thường có thời tiết khắc nghiệt, thường xảy ra thiên tai (lũ lụt, hạn hán, động đất); không thuận tiện về hệ thống giao thông và xa các trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại.