• Nguồn nhân lực tham gia phát triển dịch vụ logistic
Nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ logistics nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics nói riêng. Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ nhân sự là một trong những tiêu chí để khách hàng đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics bên cạnh các tiêu chí khác như chất lượng, giá cả dịch vụ. Ngành dịch vụ
logistics Việt Nam mới phát triển trong những năm gần đây nên nguồn nhân lực có đặc điểm là trẻ, năng động, ưa mạo hiểm và sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro. Doanh nghiệp logistics hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay và chịu sự tác động của môi trường cạnh tranh cao và đối mặt với nhiều thách thức; do đó để tồn tại và phát triển đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Phát triển nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển dịch vụ logistics. Tầm quan trọng của nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy của nhà quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh mà còn thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong kinh doanh. Nhân lực là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định năng lực của lực lượng sản xuất xã hội, sử dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Nhân lực có trình độ cao sẽ tạo ra nền khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng ra nhiều ngành, lĩnh vực hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, phục vụ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics. Do đó, thúc đẩy doanh nghiệp logistics phát triển cần phải đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực cho các bộ phận của hoạt động logistics, từ các nhà quản lý cấp cao nhất đến phát triển đội ngũ quản lý doanh nghiệp, người lao động
• Nhận thức của doanh nghiệp trong phát triển dịch vụ logistic
Có thể thấy, nhận thức về phát triển dịch vụ logistics đã có sự thay đổi so với nhiều năm về trước. Các doanh nghiệp quan tâm bàn tán và nghiên cửu sâu hơn về logistics, không chỉ đơn giản nghiên cứu về mặt lý luận mà còn chú trọng vào những kiến thức thực tiễn, về cách thức để tiến hành phát triển các dịch vụ logistics một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Cũng có rất nhiều doanh nghiệp có sự đổi mới rất lớn, rất nhanh về những hiểu biết liên quan tới các hoạt động logistics.
Đặc biệt, hiện nay có nhiều công ty đã hiểu đúng về logistic theo nghĩa là tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết giảm chi phí trong kinh doanh. Chính vì thế sẽ có được sự đầu tư đúng mức hơn nữa cho các hoạt động logistics trong nội bộ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay thì vẫn còn nhiều lãnh đạo doanh nghiệp xem logistics chỉ đơn thuần là các dịch vụ "hậu cần cho xuất nhập khẩu", có nghĩa gói gọn trong vận tải, cảng biển, hệ thống kho bãi, hãng tàu. Chính sự hạn chế trong nhận thức
này đã kìm hãm khá nhiều sự phát triển của hoạt động logistics, bó hẹp khuôn khổ của chuỗi logistics chỉ trong các hoạt động xuất khẩu, trong khi logistics có phạm vi hoạt động rất rộng, bao trùm tới mọi quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh buôn bán trong nước vẫn chưa nghĩ đến việc đầu tư và phát triển các hoạt động logistics trong nội bộ doanh nghiệp mình. Thị trường logistics ở nước ta vẫn còn bị bỏ ngỏ ở rất nhiều khâu, phát triển của cả nền kinh tế.
• Sự phối hơp và hoạt động của các doanh nghiệp trong phát triển dịch vụ Logistic
Để tạo nên một thị trường kinh doanh lành mạnh và đem lại hiệu quả hoạt động cao thì rất cần đến tính liên kết giữa các doanh nghiệp. Điều đó thể hiện trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất đạt đến mức độ hoàn thiện. Đặc biệt trong logistics, các hoạt động được thực hiện tạo thành một chuỗi liên kết có hệ thống thì việc liên kết hỗ trợ trong ngành trở nên cần thiết hơn hết. Nhưng thị trường của ngành logistics ở Việt Nam lại chưa thể hiện được điều đó. Sự phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động, dịch vụ logistics vẫn còn rời rạc, manh mún, biệt lập, thiếu hẳn sự liên kết. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ logistics ở nước ta như đã phân tích ở trên là không nhỏ. Thế nhưng, một thực trạng cho thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chỉ quan tâm đến yếu tố lợi nhuận, đến lợi ích của riêng mỗi doanh nghiệp đó, sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau vẫn còn hạn chế. Một vấn đề đáng buồn nữa là trong ngành đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số hãng, doanh nghiệp đã dùng đến các thủ thuật kinh doanh như giảm giá dịch vụ hàng nhập khẩu bằng cách trả lại tiền cho người ủy thác nước ngoài, trả mức hoa hồng quá cao, thậm chí còn cao hơn cả mức chi phí cho hàng xuất khẩu để dành được hợp đồng dịch vụ đóng gom hàng.
Tất cả đều là những biểu hiện của một thị trường kinh doanh không lành mạnh. Điều này đã gây tổn hại đến lợi ích của các chủ hàng trong nước và chắc chắn sẽ ảnh hường xấu đến kinh tế nước nhà. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành biết phối hợp hoạt động với nhau thì hiệu quả hoạt động và phát triển logisitics ở nước ta chắc chắn sẽ được cải thiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu rõ các khái niệm dịch vụ, nội dung của phát triển dịch vụ. Từ cơ sở này, em đã trình bày các khái niệm về logistics, dịch vụ logistics, tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, kho bãi.
Nội dung chương 1 cũng chỉ ra được các đặc điểm, yêu cầu phát triển dịch vụ logistics và một số xu hướng phát triển của dịch vụ logistics trong tương lai làm cơ sở để định hướng cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các công ty logistics nói riêng.
Chương 1 là cơ sở nền tảng để em đi đến phần phân tích tình hình kinh doanh và thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Quốc tế Delta.
Chương 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH
QUỐC TẾ DELTA 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Quốc Tế Delta
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Quốc Tế Delta Delta
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: DELTA INTERNATIONAL CO., LTD
- Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
- Đại diện pháp luật: Trần Đức Nghĩa
- Mã số thuế: 0101502542
- Điện thoại: +84 24 3556 3356
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 14, tòa nhà IDMC Mỹ Đình, 15 Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Thời điểm thành lập:
+Ngày cấp giấy phép: 14/06/2004
+Ngày chính thức hoạt động: 30/06/2004
Hình 2.1 Hình ảnh văn phòng công ty tại Hà Nội
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng của Công ty TNHH Quốc tế DELTA
DELTA hoạt động trong lĩnh vực logistics. Công ty cung cấp giải pháp vận tải đường biển và hàng không cũng như các dịch vụ logistics liên quan khác cho các thương hiệu toàn cầu hoạt động ở Việt Nam cũng như các công ty nội địa. Công ty cũng phát triển các dịch vụ gom hàng lẻ quốc tế, dịch vụ khai quan vận chuyển quốc tế, nội địa, vận chuyển đa phương thức quốc tế đường biển, đường hàng không cho hàng xuất nhập khẩu nguyên container hoặc hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, đóng gói, lưu trữ và phân phối hàng hóa và dịch vụ trọn gói cho hàng dự án. Với mạng lưới rộng lớn, công ty đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics được các doanh nghiêp tin tưởng và an toàn.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty TNHH Quốc tế DELTA
Phương châm hoạt động “Hãy tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng” cùng thế mạnh là hệ thống đại lý, đối tác trong nước và quốc tế, quy trình làm hàng tiêu chuẩn cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình, DELTA luôn mang đến cho khách hàng giải pháp vận chuyển hàng hóa quốc tế nhập khẩu tốt với giá cả cạnh tranh, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cũng như hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển quốc tế. Chính vì vậy, DELTA luôn tự đặt ra các nhiệm vụ để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mong muốn đem tới giải pháp tối ưu hóa cho các công ty Xuất nhập khẩu trong và ngoài nước như:
• Nâng cao trình độ nhân viên, đặc biệt trong mảng kinh doanh và giao nhận để đảm bảo tiến độ thực hiện của các lô hàng vận chuyển bằng cách tìm hiểu, tiếp thu và cập nhật các chính sách trong nước cũng như sự biến động của thị trường xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế.
• Nâng cao hiệu quả nguồn vốn, tăng cường đầu tư trang thiết bị, kho bãi, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo nền tảng vững chắc để phát triển và mở rộng dịch vụ của công ty. Đồng thời sử dụng tốt nguồn vốn để xây dựng thương hiệu DELTA trở thành công ty logistics hàng đầu tại Việt Nam.
• Tăng tỷ lệ cạnh tranh bằng cách phát triển các kế hoạch tăng thị phần thông qua các cấu trúc tỷ lệ đổi mới, cung cấp chính sách giảm giá theo khối lượng lớn và cung cấp giảm giá đặc biệt cho khách hàng tiềm năng. Liên tục phát huy thế mạnh ở các tuyến châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản để tăng khả năng cạnh tranh.
• Phát huy tốt khả năng chăm sóc khách hàng, tạo mối liên kết và duy trì quan hệ trong toàn bộ quá trình trước và sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ logistics. Đặt mục tiêu theo dõi để đảm bảo khách hàng đang được theo dõi vận chuyển hàng hóa của họ từ điểm xuất phát đến điểm giao hàng. Khách hàng thậm chí sẽ trả mức giá cao hơn, vì họ tin tưởng dịch vụ của công ty và khách hàng biết rằng công ty sẽ liên lạc và làm việc thay mặt khách hàng trong toàn bộ thời gian.
• Giảm tổng chi phí phân phối là một mục tiêu quan trọng khác của công ty. Chi phí phân phối phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như vận chuyển, lưu kho và bảo trì hàng tồn kho và bất kỳ việc giảm chi phí của một yếu tố nào cũng có thể dẫn đến tăng chi phí của các yếu tố khác. Chi phí có tổng phân phối tối thiểu phải được chọn để đạt được lợi nhuận tốt.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức chức năng.Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ chung. Mô hình này có sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn và phát huy được tốt hơn khả năng của họ, đồng thời cũng giúp giám đốc công ty có khả năng kiểm soát, giám sát và điều hành các hoạt động của công ty một cách tổng quát, hiệu quả và chính xác giữa các chi nhánh của DELTA tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý:
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc tổ chức Công ty TNHH Quốc tế DELTA tại Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Ban Giám đốc. Nhiệm vụ bao gồm
- Chịu trách nhiệm sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản được Công ty giao. Tận dụng mọi nguồn lực của Đơn vị một cách tối ưu;
- Xây dựng, điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và chính sách kinh doanh của Công ty; bảo đảm hiệu quả vận doanh của đơn vị;
- Nghiên cứu tiếp thị, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi, phục vụ hoạt động kinh doanh trong phạm vi kinh doanh;
- Tổ chức hoạt đông kế toán theo quy định của công ty;
- Thực hiện các chương trình marketing theo kế hoạch của công ty, lập và thực hiện chương quảng cáo khuyến mãi trong phạm vi kinh doanh;
- Theo dõi tình hình kinh doanh và tài chánh tại công ty
- Quản lý toàn bộ nhân viên, thực hiện toàn quyền với nhân viên theo chính sách thủ tục nhân sự của công ty;
- Thực hiện theo mục tiêu doanh thu của công ty với chi nhánh, định kỳ hàng tháng báo cáo việc thực hiện;
- Kí duyệt hợp đồng.
Phó giám đốc : Nhiệm vụ bao gồm:
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc chi nhánh trong quản lí, điều hành hoạt động của chi nhánh;
- Chịu trách nhiệm điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc chi nhánh.
Trưởng phòng kinh doanh: Nhiệm vụ bao gồm:
- Quản trị đội ngũ nhân viên kinh doanh, tuyển dụng nhân viên kinh doanh, tiến hành huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh trở thành đại diện trong thương mại của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh;
- Đảm bảo mục tiêu doanh thu theo chỉ tiêu được giao, giao chỉ tiêu cho nhân viện kinh doanh. Thiết lập kế hoạch thực hiện mục tiêu và triển khai cho nhân viên kinh doanh;
- Tìm kiếm khách hàng, phân loại khách hàng theo các tiêu chí. Thiết lập phương pháp tiếp cận từng loại khách hàng và đào tạo cho nhân viên;
- Báo cáo những thông tin phản hồi cho cấp trên, thu nhận những thông tin từ phía khách hàng, cùng với cấp trên xử lí thông tin, đọc những bản tin thương mại, thu thập và báo cáo những thông tin thương mại;
- Tiếp đãi khách hàng để thiết lập mối quan hệ;
- Phát hiện khách hàng tiềm năng. Trực tiếp giao dịch với khách hàng để giới thiệu và bán dịch vụ;
- Theo dõi quá trình tiếp xúc khách hàng của từng nhân viên kinh doanh, tổng hợp các báo cáo tiếp xúc, đưa ra các hướng khắc phục, cải tiến phương pháp tiếp xúc và huấn luyện lại cho nhân viên;
- Lập kế hoạch cá nhân, xét duyệt kế hoạch làm việc của từng nhân viên kinh doanh đối với công tác tháng, công tác tuần.
Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: Nhiệm vụ bao gồm:
- Lập kế hoạch cá nhân, xét duyệt kế hoạch làm việc của từng nhân viên kinh doanh đối với công tác tháng, công tác tuần;
- Tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn;
- Tìm kiếm khách hàng, mở rộng các mối quan hệ;
- Liên hệ, hợp tác với các công ty giám định, hải quan, hàng không;
- Khai báo hải quan, kiểm tra vận đơn, …
Trưởng phòng kế toán: Nhiệm vụ bao gồm:
- Là bộ phận giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính -Kế toán- Tín dụng trong toàn công ty;
- Giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.