Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế delta (Trang 91 - 97)

Chính sách và chủ trương của Nhà nước là kim chỉ nam cho doanh nghiệp thực hiện vì vậy mà những định hướng ổn định của Nhà nước luôn có tác động to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và với công ty nói riêng. Với vai trò quy hoạch và thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành của kinh tế biển, nhà nuớc ta nên tập trung chỉ đạo sát sao, đốc thúc mạnh mẽ hơn để các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ngành hàng không, cần đẩy mạnh tiến độ hoàn thành dự án cảng hàng không có điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động. Nhà nước cần kết hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, cơ quan liên quan để đưa ra những giải pháp toàn diện và đồng bộ nhất. Một số giải pháp từ phía cơ quan nhà nước cần làm để hỗ trợ sự phát triển của các cảng hàng không và dịch vụ liên quan:

Thứ nhất, nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật quốc tế mà nước ta là thành viên. Nhà nước cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn,…) cho vận tải đa phương thức; Bằng mọi biện pháp thay đổi tư duy, nhận

thức và cách làm của các chủ hàng Việt Nam, giúp các chủ hàng từ bỏ thói quen “xuất FOB, nhập CIF là chủ yếu” tùy từng hoàn cảnh cụ thể, mặt hàng cụ thể, thế và lực của mỗi bên mà linh hoạt lựa chọn quy tắc thương mại thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp, đồng thời sử dụng các dịch vụ của các công ty Việt Nam tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Logistics VN phát triển; Công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử; Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh phổ biến thông tin, nâng cao kiến thức về những vấn đề của WTO cũng như nội dung điều chỉnh chính sách và bản chào về hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về nội dung và tác động của các cam kết của Việt Nam trong WTO. Cần tiến hành thường xuyên cơ chế tham vấn và đối thoại chính sách giữa Chính phủ và doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần tổ chức triển khai đồng bộ và toàn diện cơ chế thông quan điện tử trên toàn quốc và khắc phục kịp thời một số hạn chế còn tồn tại của việc khai báo thông tin hàng hóa qua mạng. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho từng khu cảng hàng không những điều kiện cụ thể để hoàn thành việc triển khai hệ thống thông quan điện tử một cách nhanh nhất đạt hiệu quả nhất.

Để hoàn thiện hệ thống thông quan điện tử, nhà nước cần thực hiện một số giải pháp như: Học hỏi kinh nghiệm về Hải quan điện tử của các nước đã thành công trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản… góp phần thúc đẩy quá trình thông quan cho hàng hóa, đơn giản hóa giấy tờ, tiết kiệm các nguồn lực; Cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ quan hải quan, tăng tốc độ đường truyền mạng internet, sửa chữa thường xuyên đường nối cáp quang trên biển tránh tình trạng tắc nghẽn mạng hoặc mất mạng như thời gian vừa qua. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần quản lý, bảo hệ thống mạng tiếp nhận dữ liệu hải quan một cách khoa học, đề phòng rủi ro khi có sự cố.

Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ logistics.Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ giao nhận/logistics. Vì vậy, Nhà Nước cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông, kho bãi… để phục vụ cho việc phát triển ngành dịch vụ Logistics.Thành lập trung tâm logistics (trung tâm phân phối) tại các vùng trọng điểm kinh tế, các trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm.

Hình thành các trung tâm logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế. Tăng cường liên kết với các hiệp hội và

DN dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thế giới. Vận động thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thị trường toàn cầu, nhằm hình thành các trung tâm logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế... Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng. Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Thứ tư, Nhà nước cần tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin: Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt một doanh nghiệp giao nhận theo kiểu truyền thống với doanh nghiệp logistics. Trên trang web của hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam hoàn toàn không có các tiện ích khách hàng cần, như: công cụ theo dõi đơn hàng, lịch trình hàng hóa, e-booking, theo dõi chứng từ...là các tiện ích rất quan trọng đối với khách hàng trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Hầu như chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu sơ bộ về lịch sử hình thành và các dịch vụ công ty mình đang cung cấp. Trong khi đó, công nghệ thông tin hiện đại là công cụ cơ bản giúp các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế ví dụ như DHL Logistics, APL Logistics... Chính vì vậy, để phát triển dịch vụ logistics cần phải có tầm nhìn chiến lược và hệ thống giải pháp đồng bộ từ cấp quốc gia xuống đến các doanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

Thứ năm, Nhà nước chủ động khuyến khích liên kết các doanh nghiệp trong ngành: Tính liên kết giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam rất yếu, làm giảm sức cạnh tranh của ngành, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam, nói chung, doanh nghiệp logistics Việt Nam, nói riêng, cần ngồi lại cùng nhau, hợp tác với nhau kết thành những chuỗi chặt chẽ để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tổng thể, hoàn hảo. Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận, liên kết các doanh nghiệp logistics có vốn nhà nước lại thành một số doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới.

Thứ sáu, Nhà nước đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics còn non trẻ ở Việt Nam: Hiện nay, các trường có ngành đào tạo Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức ở bậc đại học còn rất hạn chế. Cần tiếp tục mở chuyên ngành đào

tạo logistics ở các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Ngoài giảng dạy lý thuyết, các trường nên kết hợp với các công ty giao nhận để hỗ trợ sinh viên thực tập, tổ chức các buổi thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành giao nhận hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.Bên cạnh ngân sách từ Nhà Nước, Hiệp hội Giao nhận Việt Nam cũng cần tranh thủ các nguồn tài trợ của Bộ Thương mại, Bộ Giao thông vận tải, tổ chức FIATA, IATA, các chương trình hợp tác của ASEAN, Nhật, ESCAP và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí mở các lớp đào tạo, huấn luyện thường xuyên hơn, bồi dưỡng nghiệp vụ giao nhận cho các hội viên, giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ các hoạt động của mình, tránh tình trạng chỉ biết làm thuê cho các tập đoàn giao nhận quốc tế.

Thứ bảy, nâng cao vai trò của các hiệp hội: Hoạt động logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được việc cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan. Trong hội nhập, vai trò của các hiệp hội là đặc biệt quan trọng, các hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam phối hợp với các hiệp hội về xuất nhập khẩu hàng hóa như: thủy sản, dệt may, lương thực và các chủ hàng lớn... cần khẩn trương ngồi lại để bàn bạc, trao đổi về vấn đề hợp tác giữa các hiệp hội. Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, cần đẩy mạnh phát triển. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) với nhiệm vụ trọng tâm là cầu nối với Chính phủ và các tổ chức quốc tế; Liên kết các hội viên, làm nền tảng cho các chuỗi cung ứng trong ngành; Tổ chức huấn luyện, đào tạo, tiến hành hoạt động marketing…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.

KẾT LUẬN

Những biến động trong thương mại quốc tế, với tác động đan xen của các FTA thế hệ mới và các rào cản thương mại, những bước tiến lớn về công nghệ, những xu hướng mới trong thương mại điện tử cùng các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai.

Những nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh về logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành... đã cho thấy những kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua kết quả bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics mà Ngân hàng Thế giới đánh giá khi Việt Nam được đánh giá ở vị trí 39/160 (tăng 25 bậc so với năm 2016), đứng đầu trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Vì vậy việc liên tục đánh giá, hoàn thiện dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi mức độ cạnh tranh ngày càng được nâng cao hơn bao giờ hết.

Đối với công ty TNHH Quốc tế Delta, qua hơn 17 năm kinh doanh và phát triển tuy đã có những thành công đáng kể song vẫn còn khiêm tốn so với các đối thủ có tiếng trên thị trường. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dịch vụ bằng cách cập nhật các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhưng công ty vẫn phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ phản hồi của khách hàng để có những phương án tối ưu. Dịch vụ Logistic cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng tránh những sai sót gây phát sinh nhiều chi phí ảnh hưởng đến khách hàng cũng sự tin cậy của khách hàng đối với công ty. Đưa ra các chiến lược giá cạnh tranh hơn, nghiên cứu những tuyến vận chuyển thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống kho bãi, xe chuyên dụng riêng để chủ động kiểm soát, bảo đảm hàng hóa cho khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cao dịch vụ, kỹ năng cho nhân viên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, để tạo đòn bẩy cho sự phát triển của hoạt động logistisc, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần có những chính sách, quy định luật pháp hợp lý để tạo điều kiện mở rộng giao thương với các khu vực trên thế giới, kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển hơn nữa. Cắt giảm các thủ tục rườm rà, nghiên cứu áp dụng công nghệ số vào thủ tục, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng là điều vô cùng cần thiết đưa tiến độ và chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa đi lên. Quán triệt, đẩy lùi những biểu hiện tham nhũng, hách dịch của các cán bộ Hải quan, cảng hàng không giúp hoạt động giao nhận được thông suốt, tạo môi trường dịch vụ trong sạch.

Bài nghiên cứu đã đạt được thành công mục tiêu của mình và tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Em tin tưởng rằng nghiên cứu này có thể giúp quý công ty cải tiến chất lượng dịch vụ trong tương lai, không chỉ trong hoạt động phát triển dịch vụ logistis mà còn với tất cả các chức năng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các quy tắc mẫu của FIATA.

2. Luật thương mại Việt Nam năm 2005.

3. Quốc hội 2014, Luật Hải quan.

4. Bùi Thúy Vân,Tập bài giảng nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu, Học viện Chính sách và Phát triển.

5. Đoàn Thị Hồng Vân (2018), Logistics Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội.

6. Đào Văn Hùng, Bùi Thúy Vân (đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, nhà xuất bản Chính trị.

7. Nguyễn Thị Hường (2009), Nghiệp vụ ngoại thương: Lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

9. Kỹ năng xuất nhập khẩu (2018), Nội dung 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010, Kỹ năng xuất nhập khẩu, https://kynangxuatnhapkhau.vn/noi- dung-11-dieu-kien-thuong-mai-quoc-te-incoterms-2010/ [09/06/2020].

10. Cục Hàng không Việt Nam, Website: https://caa.gov.vn/.

11. Tổng cục Thống kê, Website: https://www.gso.gov.vn/.

12. Hải quan Việt Nam, https://www.customs.gov.vn/default.aspx.

13. Báo cáo Logistic Việt Nam 2019, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Website: www.logistics.gov.vn

14. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Quốc tế Delta 2018-2020

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế delta (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w