Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 78 - 82)

Giai đoạn năm 2016 - 2018, bên cạnh những việc đã làm được“qua công tác kiểm tra thuế như đánh giá trên. Về công tác kiểm tra thuế theo rủi ro tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.“

Một là: Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế: Công tác xác dựng kế hoạch“kiểm tra thuế tuy đã được thực hiện sớm, giúp Cục thuế tỉnh Đồng Tháp chủ động trong việc triển khai kế hoạch kiểm tra thuế của năm sau nhưng đôi khi vẫn còn mang tính chủ quan, cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa dựa vào đầy đủ các tiêu thức đánh giá mức độ rủi ro về thuế, do vậy việc lựa chọn đối tượng, nội dung cần kiểm tra đôi khi chưa được chuẩn xác, dẫn đến tình trạng vẫn còn tồn tại một số cuộc kiểm tra không phát hiện số thuế truy thu, gây lãng phí nguồn nhân lực và làm giảm hiệu quả công tác kiểm tra thuế hay người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thì không được đưa vào danh sách phải kiểm tra, còn người nộp thuế có ý thức chấp hành pháp luật Thuế tốt thì lại bị gây phiền hà, ảnh hưởng đến

hoạt động sản xuất kinh doanh.“

Hiện tại, ngành Thuế cũng đã áp dụng hệ thống hỗ trợ phân tích rủi ro doanh nghiệp TPR trong cả nước,hỗ trợ lập kế hoạch“kiểm tra thuế theo bộ tiêu chí quản lý rủi ro. Tuy nhiên ứng dụng này chỉ mới triển khai đến cấp Cục Thuế nên việc lập kế hoạch kiểm tra thuế“tại các Chi cục Thuế vẫn làm theo phương pháp thủ công, đôi khi nghiêng nhiều về cảm tính và dựa vào kinh nghiệm là chính.

Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộngành, chưa có sự kết hợp thông tin với các cơ quan bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc“sử dụng các kỹnăng phân tích rủi ro trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế và kiểm tra thuế tại trụ sởngười nộp thuế; phân tích các chỉ tiêu, các tỷ suất trong BCTC vẫn còn được thực hiện một cách rời rạc, đơn lẻ, chưa có sựđồng nhất từ“cấp Cục Thuếđến Chi cục Thuế.

Hai là: Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và ở nhiều sắc thuếnhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời vào Ngân sách nhà nước. Vì vậy vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật Thuế.

Ba là: Việc phối hợp giữa bộ phận kê khai và bộ phận kiểm tra chưa tốt, công tác rà soát đánh giá rủi ro để phát hiện các DN có rủi ro cao, DN “ma”, DN “đen” có thủ đoạn chiếm đoạt tiền thuế chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc cơ quan Thuếchưa phát hiện kịp thời để xử lý.

Bốn là:“Trình độ, năng lực của công chức làm công tác kiểm tra“mặc dù đã được cải thiện và nâng cao hơn trước nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu cải cách hiện tại. Không ít công chức kiểm tra đã“có thâm niên công tác trong ngành Thuế“nhưng chưa khai thác, sử dụng được các ứng dụng tin học, chưa“nắm vững chính sách, pháp luật Thuế,“cơ chế tài chính, thiếu kỹnăng kiểm tra,... Vì vậy,“việc nghiên cứu“tài liệu, phân tích báo cáo tài chính của DN trước khi tiến hành kiểm tra chưa sâu; chưa tìm hiểu, nắm bắt được các thông tin ngoài ngành về các đối tượng được kiểm tra nên kết quả kiểm tra đôi lúc chưa cao. Hiện nay một phần lớn“công chức làm công tác kiểm tra chỉ làm theo““lối mòn” của những người đi trước, thiếu tính sáng tạo, thiếu đầu tư suy

nghĩ, mặc dù khi kiểm tra tại DN thì không có DN nào giống DN nào, mỗi DN đều có những sai phạm khác nhau.

Năm là: Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ triển khai chưa được thường xuyên, chưa“quyết liệt, công tác tổng kết, đánh giá hiệu quả kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa chú trọng vào công tác kiểm tra nội bộ, chưa giám sát chặt“chẽ trong công tác kiểm tra để đảm bảo nâng cao tính tuân thủ trong hoạt động kiểm tra.

Sáu là: Nguồn nhân lực, hàng năm đều có phát sinh số lượng công chức ngành Thuếđến tuổi nghỉhưu hoặc chuyển ngành… nhưng việc tổ chức thi tuyển công chức của ngành Thuế không được thực hiện thường xuyên dẫn đến nguồn nhân lực nhiều năm không được bổsung trong khi đó số lượng DN luôn tăng hàng năm đã tạo áp lực cho ngành Thuế trong việc phân bổ nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Quản lý rủi ro đang là một xu thế, ngày càng được áp dụng rộng rãi“trong công tác quản lý. Đối vớicơ quan thuế việc áp dụng mô hình quản lý thuế“theo rủi ro là một yêu cầu khách quan và là giải pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễnđặt ra“nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế.“Tính tất yếu của việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro có thể thấy rõ ở cả hai khía cạnh, từ nội tạicơ quan thuế và nhu cầu của xã hội.

Đối với cơ quan thuế,số NNT tăng ngày càng nhanh, đặc biệt là khi áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân; quy mô hoạtđộng của NNT ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế. Tuy nhiên,cơ quan thuế không có đủ nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và kỹ thuậtđể quản lý tất cả NNT.

Việc chuyển sang quản lý thuế theo rủi ro sẽ giúp cơ quan thuế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của mình để tập trung quản lý các nhóm“NNT có mứcđộ tuân thủ thấp nhất, khảnăng gian lận về thuế cao nhất; tiết kiệm thời gian, hiểuđược hành vi tuân thủ của NNT, từđó phân loạiđể có chiến lược xử lý rủi ro phù hợp, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời các hành vi“không tuân thủ. Do đó“nâng cao được hiệu quả sử dụng chi phí quản lý thuế,“dành nguồn lực vào quản lý nhóm NNT chưa tuân thủ tốt, hướng dẫn, hỗ trợ đối với các lĩnh vực phức tạp, quy định khó hiểu gây nhầm lẫn cho NNT và tạođược sự bình đẳng, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.

Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro cũng sẽ giúp NNT nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện pháp luật thuế và được cơ quan thuếhướng dẫn hỗ trợ kịp thời khi có yêu cầu hỗ trợ.

Hiện nay các thủđoạn“gian lận, trốn, tránh thuế của người nộp thuế rất tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong tương lai đòi hỏi ngành Thuế, đặc biệt là kiểm tra thuế nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm điều trị hiệu quả. Việc tìm ra các giải pháp“để hoàn thiện hoạt động kiểm tra thuế là hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý thuế nói riêng và quản

lý kinh tế nói chung.

Luận văn “Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” là“vấn đề khá mới trong quản lý thuế“theo rủi ro những năm gần đây để áp dụng tại tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trên cơ sở đã trình bày“những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tuân thủ và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong hoạt động kiểm tra thuế; đánh giá thực trạng việc kiểm soát rủi ro thủ trong kiểm tra thuế“trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã nêu lên tương đối đầy đủ về việc kiểm soát rủi ro tuân thủ của cơ quan thuếđối với NNT hiện nay và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở phần đầu. Qua đó cho thấy việc kiểm soát rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế là thật sự cần thiết để giảm chi phí quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả và xây dựng một hệ thống thuế tối ưu.

Qua đó, cho chúng ta thấy rõ hơn về“những tồn tại, hạn chế,“khó khăn và thách thức. Thông qua việc nghiên cứu công tác quản lý thuếở các nước phát triển để rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới tại tỉnh Đồng Tháp. Việc“đề xuất các nhóm giải pháp để giảm thiểu rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuếnăm“2019 và những năm tiếp theo, trong đó có nghiên cứu hệ thống giám sát tuân thủ trong hoạt động kiểm tra thuếđể nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Từ nghiên cứu này đã giúp cho“tác giả có cái nhìn tổng quát, sâu sắc vềcơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra thuế, từ đó tác giả có những định hướng và đưa ra các phương pháp để hoàn thiện luận văn của mình cho sát với yêu cầu quản lý thuế cũng như công tác kiểm tra thuếcủa Cục Thuếtỉnh Đồng Tháp nói riêng và của Ngành thuế cả nước trong“thời gian tới.

Việc đưa ra các giải pháp“nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo để góp phần thực hiện hoàn thành công cuộc cải cách và“hiện đại hoá ngành Thuế, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập và phát triển, theo kịp nền kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)