Huấn luyện kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 40)

Việc tập huấn kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho“cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế là rất cần thiết, quyết định hiệu quả của công tác quản lý thuế. Ở các nước khảo sát, Cán bộ thuế với kinh nghiệm của mình sẽ nghiên cứu và quyết định lựa chọn NNT để kiểm tra.“

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thu thập dữ liệu

Luận“văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng số liệu thứ cấp và được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu“sau:

Các thông tin vềngười nộp thuế và cơ sở dữ liệu do cơ quan Thuế quản lý trên hệ thống ứng dụngcủa ngành thuế như: TMS (Hệ thống quản lý thuế tập trung); TPR

(Hệ thống hỗ trợ phân tíchrủi ro doanh nghiệp); TTR (Hệ thống ứng dụng hỗ trợ

thanh tra, kiểm tra). BCTC (Hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp), TPH (Hệ thống tập trung cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin người nộp thuế).

Báo cáo“kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sởcơ quan Thuế“giai đoạn từ năm 2016 – 2018.

Báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sởngười nộp thuếgiai đoạn từnăm 2016 – 2018.

Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từnăm 2016-2018.

Các Báo cáo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Các Bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên các trang Web và Tạp chí chuyên ngành Thuế - Tài chính - Hải quan của Việt Nam.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về“công tác thanh tra kiểm tra thuế trong cơ quan Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp“.

Mô hình Hệ thống các ứng dụng CNTT ngành thuế hiện đang áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Phân hệ theo dõi tình hình giải quyết hồsơ hoàn thuế trên Hệ thống TMS

Màn hình Báo cáo kết quả Thanh tra, kiểm tra

Hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra kết xuất các báo cáo chi tiết kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn năm 2016 đến 2018.

Hệ thống hỗ trợ phân tích, đánh giá rủi ro để chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Báo cáo phân tích dọc ngang từ năm 2016 đến 2018 theo chỉ tiêu tài sản (tiền), nguồn vốn để đánh giá DN.

3.1.5. Hệ thống tập trung Cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin NNT (TPH2)

3.2 Phân tích dữ liệu

Trên cơ sở các nguồndữ liệu đã thu thập được nêu trên, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê mô tả nhằmđánh giá để rút ra kết luận, phục vụ cho việc nghiên cứu và viết luận văn.

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tảcác đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Có 4“phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dựđoán. Tác giả lựa chọn phương pháp Thu thập và xử lý số liệu“để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết luận văn.

Số liệu, dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn nên“chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập được tác giả xử lý tổng hợp, so sánh tính toán“để có kết quả giúp khái quát được vấn đề nghiên cứu.

Phân tích tổng hợp: Thông qua các số liệu được“phân tích đánh giá theo thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế“tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2016 đến năm 2018.

Phân tích so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua“công tác kiểm tra thuế giai đoạn năm 2016 đến năm“2018 tác giả thực hiện so sánh, đánh giá và đưa ra nhận xét. Sử dụng phương pháp thống kê mô tảđể phân tích dữ liệu, sử dụng các biểu đồ, mô tả dữ liệu phân tích,“đối chiếu và so sánh các số liệu được khảo sát về công tác kiểm tra thuếtại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được tác giả thực hiện bằng phương pháp thủ công và xử lý trên phần mềm“Microsoft Excel.

Kết quả nghiên cứu và các giải pháp được tác giả đề xuất là cơ sởđể“Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp và các Chi cục Thuế trực thuộc“Cục Thuế tham khảo để thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch kiểm tra thuế năm 2019 và xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế của những năm tiếp theo phấn đấu hoàn thành kế hoạch“kiểm tra thuế được Tổng cục Thuế giao và đạt chất lượng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà“nước.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp 4.1.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia trên 52km, tiếp giáp các tỉnh Long An, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang với diện tích tự nhiên là 3.378 km2 có 12 huyện, thị, thành phố (09 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 144 xã, phường, thị trấn), tổng dân số toàn tỉnh là 1.687.291 người (kết quảđiều tra dân số 2016).

4.1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế.

Chức năng của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước“thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan Thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4.1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thực hiện theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của BộTài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và Quyết định số 320/QĐ-BTC ngày 28/02/2019 của Bộ Tài chính quy định số lượng phòng thực hiện chức năng tham mưu,“quản lý thuế và phòng Thanh tra – Kiểm tra thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế.“

4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp:

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp gồm có 01 Cục trưởng, 02 Phó Cục trưởng, tính đến ngày 01/3/2019 Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có tổng số 547 biên chế không kể hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP làm công tác bảo vệ, lái xe, tạp vụ. Cơ cấu tổ chức“gồm có 10 phòng chức năng và 12 Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, có 80 Đội Thuế trực thuộc Chi cục Thuế.

4.1.3 Về tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế:

Cục Thuếtỉnh Đồng Tháp hiện có 02 phòng Thanh tra - kiểm tra thuế và 12“Đội Kiểm tra thuế tại các Chi cục Thuế trực thuộc, với tổng số công chức các Bộ phận này là 135 người, trong đó có 08 công chứccó trình độ thạc“sỹ, 115 công chức có trình độ đại học, 12 công chức có trình độ trung cấp.

4.1.4 Sơ lược về công tác kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế nhằm phát hiện nguồn doanh thu mà các DN không kê khai, các khoản chi phí mà DN kê khai không hợp pháp để làm tăng thêm số thu thuế; là kiểm tra quá trình tuân thủ pháp luật, các quy định để so sánh số liệu thu thập được từ bên ngoài với các báo cáo tài chính, kế toán của DN.

Kiểm tra thuế là hoạt động theo dõi, thu thập số liệu bằng chứng về thực hiện các chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư và các quy định theo nhiệm vụ của cơ quan Thuế các cấp để nghiên cứu, đánh giá quá trình hoạt động đó, đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp để giải quyết kịp thời sao cho phù hợp với chính sách và pháp luật đã đề ra.

4.1.5 Qui định về kiểm tra thuế

4.1.5.1Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

a. Nguyên tắc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Các loại hồ sơ khai thuếtheo tháng, quí và năm (gọi chung là hồ sơ khai thuế) NNT “gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra thường xuyên theo quy định tại Điều 77, Luật Quản lý thuế và kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật bổ sung sửa đổi một sốđiều của Luật quản lý thuế.“

Hồ sơ“khai thuế phải kiểm tra tại trụ sởcơ quan thuế bao gồm tất cả hồ sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; phí môn bài; lệphí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác.“

Đối với“các loại hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đã có phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ kiểm tra thì áp dụng các phần mềm ứng dụng tin học của ngành

thuếđể kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin và kịp thời phát hiện rủi ro trong các hồsơ khai thuế.“

b. Trình tự kiểm tra hồ sơ khai thuế

Kiểm tra“các căn cứ tính thuế liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp; số tiền thuếđược miễn, giảm; số tiền hoàn thuế.

Bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế:

- Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) chưa phát hiện hiện rủi ro, chưa có dấu hiệu vi phạm thì công chức kiểm tra in danh sách người nộp thuếchưa có rủi ro từ hệ thống và trình trưởng bộ phận kiểm tra ký duyệt để lưu hồsơ kiểm tra.

- Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro thấp thì công chức kiểm tra in nhận xét hồ sơ khai thuếđể trình trưởng bộ phận kiểm tra ký lưu hồ sơ mà không phải ban hành thông báo, trừtrường hợp có chỉ đạo của trưởng bộ phận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thuế hoặc có những dấu hiệu nghi vấn cần phải làm rõ.

- Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro cao và rủi ro vừa: bản nhận xét hồsơ khai thuế có cảnh báo rủi ro về thuế thì công chức kiểm tra thuế in thông báo người nộp thuế theo thứ tự rủi ro cao đến rủi ro vừa đểbáo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo gửingười nộp thuếđể giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.“

c. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Xử lý sau khi ban hành thông báo

Thời hạn người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu được ghi“trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từngày người nộp thuế nhận thông báo của cơ quan Thuế hoặc hồi báo (nếu gửi qua đường bưu điện).

Người nộp thuế có thể gửi văn bản giải trình hoặc trực tiếp đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan Thuế, công chức kiểm tra thuế phải lập biên bản làm việc theo mẫu số02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.“

Sau khi NNT“đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì công chức kiểm tra báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt để lưu hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu cùng với hồsơ kiểm tra.

Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì công chức kiểm tra báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế phát hành thông báo yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung (theo mẫu số 02/QTKT ban hành kèm theo quy trình này). Thời hạn khai bổ sung là mười ngày làm việc kể từngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.

Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuếđã khai là đúng thì cơ quan thuế:

- Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu Quyết định số 01/AĐTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính; hoặc

- Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế trong trường hợp không đủ căn cứđểấn định số thuế phải nộp. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.“

4.1.5.2 Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

a. Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành thuế, Tổng cục Thuế ban hành“văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra trước ngày 15 tháng 10 hàng năm; Cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

Việc lập kế hoạch kiểm tra phải theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sởứng dụng phần mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuếtriển khai và thực hiện thống nhất cho tất cả Cục Thuế các tỉnh, thành trong cả nước; đồng thời căn cứ vào

thực tiễn quản lý thuế tại địa phương lựa chọn người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế.“

Kế hoạch“kiểm tra hàng năm phải cân đối trên cơ sở nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra; số lượng thực tếngười nộp thuế và tình hình thực tếtrên địa bàn quản lý, đểxác định danh sách các đối tượng cần kiểm tra.

Người nộp thuếđưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra được lựa chọn như sau:

- Lựa chọn trên phần mềm ứng dụng TPR: Đạt từ 80% - 85% số lượng người nộp thuế thuộc danh sách người nộp thuế sắp xếp theo mức độ rủi ro trên ứng dụng TPR (sau khi đã lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra thuế); việc lựa chọn người nộp thuếđưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra phải thực hiện rà soát, chọn lọc và loại trừ những người nộp thuế có rủi ro thấp, đồng thời bổ sung người nộp thuế có rủi ro cao phù hợp với tiêu chí rủi ro về thuế tại địa phương.

- Lựa chọn người nộp thuế từ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương: Đạt 15% – 20% số lượng người nộp thuế có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương.

Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: danh sách tên, mã số thuế, địa chỉ của các đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; chuyên đề kiểm tra, thời gian dự kiến kiểm tra (Mẫu số 03/QTKT ban hành kèm theo quy trình“kiểm tra thuế).

b. Phê duyệt,“điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hàng năm

Cục Thuế lập danh sách người nộp thuế thuộc kế hoạch kiểm tra của Cục Thuế gửi đến Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Cục Thuế trước ngày 15

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)