Về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 72 - 77)

DN“kê khai xác định doanh thu tính thuế không đầy đủ:

bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, không kê khai nộp thuế, không tính vào doanh thu tính thuế TNDN khi lập quyết toán thuế TNDN.

Đây là một hành vi phổ biến xảy ra đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nguyên nhân là do DN mua vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán nên không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp để làm căn cứ nhập kho - xuất dùng hoặc khối lượng vật liệu thực tế xuất dùng thấp hơn chi phí thiết kế hoặc một số khoản chi phí thực tế không phát sinh nhưng có trong dự toán… Chính vì các yếu tố này nên khi nghiệm thu xong, DN không xác định doanh thu tính thuế TNDN, tìm cách hợp thức hóa các khoản chi phí thực tế không phát sinh bằng các hóa đơn không hợp pháp hoặc hóa đơn mua vật liệu người bán xuất chậm so với thời điểm nghiệm thu công trình… để giảm thu nhập chịu thuế nhằm trốn thuế khi kê khai quyết toán thuế TNDN.

Các trường hợp này đòi hỏi công chứckiểm tra thuế phải am hiểu về lĩnh vực xây dựng; biết đọc và hiểu được chi tiết các bảng dự toán và thiết kế công trình; bảng tổng hợp vật tư khi nhà thầu quyết toán với chủ đầu tư…từ đó đối chiếu với bảng tổng hợp vật tư, bảng tính giá thành theo công trình thực hiện…

Hàng hóa xuất cho, biếu, tặng, trả lương… nhưng không kê khai thuế, xác định doanh thu tính thuế. Theo quy định của pháp luật Thuế, khi DN xuất hàng hóa để cho, tặng, trả lương… được xem như hàng hóa đã tiêu thụ, thì phải kê khai thuế và xác định doanh thu tính thuế TNDN. Tuy nhiên trong thực tế, người nộp thuế thực hiện giao dịch xong thì người nộp thuế hạch toán vào chi phí được trừ giá trị hàng hóa đã xuất cho, tặng nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai thuế và không xác định doanh thu khi quyết toán thuế TNDN. Trường hợp này xảy ra phổ biến tại các DN nhưng khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế không thể phát hiện, vì không phản ánh số tiền thu vào, khi kiểm tra tại DN nếu công chức kiểm tra không kiểm tra cân đối hàng hóa; chi tiết các khoản chi phí với các tài khoản đối ứng thì khó phát hiện.

Trường hợp này trong thực tế xảy ra rất phổ biến ở các DN có quy mô lớn, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm.

TNDN không hợp lý, hợp pháp:

- Theo quy định của luật thuế TNDN hiện nay, nguyên tắc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN phải nộp và lập quyết toán thuế TNDN được thực hiện theo phương pháp loại trừ: Luật thuế TNDN chỉ đưa ra nguyên tắc chung chi phí được trừ và nêu cụ thể các khoản không được trừ.

- Chi phí không được trừ gồm 37 khoản chi phí cụ thể và chi phí không phục vụ SXKD, không tương ứng tạo ra doanh thu tính thuế trong kỳ.

Tuy nhiên, trong thực tế người nộp thuế cố tình hạch toán sai để tăng chi phí nhằm giảm thu nhập tính thuế và giảm thuế TNDN phải nộp, điển hình các khoản chi phí thường gặp như sau:“

- Các khoản“tiền phạt

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), DN thường phát sinh các khoản tiền phạt dưới nhiều nội dung như: bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, sử dụng hóa đơn; tiền chậm nộp thuế…trong số trường hợp vi phạm bị phạt này thì có trường hợp pháp luật Thuế quy định người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định TNCT, nhưng người nộp thuế cố tình tính vào chi phí được trừ để giảm tiền thuế TNDN nộp vào“NSNN.

- Các khoản chi phí không phục vụ SXKD, chi bằng nguồn khác.

NNT“có các khoản chi ủng hộ cho địa phương để trang trí đường phố đô thị trong dịp lễ hội, ủng hộ phong trào văn hóa thể thao...

Thực tế hiện nay ở các địa phương, việc vận động DN tham gia đóng góp, ủng hộ cho các phong trào văn hóa - thể thao, an ninh quốc phòng… đã trở thành phổ biến; đối với các DN được cho là DN “đầu đàn” (DN có quy mô lớn, kinh doanh hiệu

quả và có nhiều vấn đề phải cần đến chính quyền địa phương hỗ trợ như: về ô nhiểm môi trường, an ninh, vay vốn…) thì việc đóng góp, ủng hộ là thường xuyên và số tiền lên đến hàng tỷ đồng, hoặc có những khoản chi phải lấy từ khoản quỹ được trích trước theo quy định pháp luật Thuế như: Quỹ Khoa học & công nghệ (quỹ này được

Theo quy định, khoản tiền đóng góp nêu trên không phục vụ SXKD, phải chi từ nguồn quỹ được trích để lại sau thuế TNDN.

DN đã trích lập quỹ khoa học & công nghệ trước khi tính thuế TNDN phải nộp

(10% trên thu nhập tính thuế TNDN). Theo quy định hiện hành thì Quỹ khoa học & công nghệ đã trích nhưng không sử dụng trong thời hạn 5 năm thì không được sử dụng và phải tính vào thu nhập khác để tính nộp thuế TNDN và tiền chậm nộp để nộp vào“NSNN.

Chi phí“nguyên, vật liệu vượt định mức hoặc chi phí có mức khống chế % nhưng chi vượt quy định.

Thường xảy ra đối với các DN kinh doanh ngành thủy sản xuất khẩu, đăng ký tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu để sản xuất cá tra phille từ 2,7 kg cá tra nguyên liệu sẽ thu hồi 01 kg cá tra phille thành phẩm.

Tuy nhiên, khi kiểm tra, tính bình quân tiêu hao 2,9 kg cá tra nguyên liệu thu được 01 kg cá tra phille. Đoàn kiểm tra xác định vượt định mức đăng ký: 0,2 kg cá tra nguyên liệu trên 01 kg cá phille thu hồi; tổng số cá nguyên liệu vượt định mức là rất cao.“

Vấn đề ưu đãi thuế TNDN cho dự án đầu tư mới:

Trong“thực tế, việc xác định điều kiện ưu đãi thuế TNDN cho dự án đầu tư mới có vốn dưới 15 tỷ đồng (theo quy định người nộp thuế không phải lập hồ sơ đề nghị

cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư) rất phức tạp và người nộp thuế đã lợi dụng quy định để gian lận trốn thuế. Luật thuế TNDN và các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế:

- Thuế 10% áp dụng cho các DN có dự án đầu tư mới tại địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn, trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, lĩnh vực công nghệ cao; thời gian hưởng ưu đãi thuế suất 15 năm. Riêng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa) áp dụng trong suốt thời gian hoạt động.

trong 9 năm tiếp theo; riêng DN hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn KTXH khó khăn được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 5 năm tiếp theo.

- Thuế suất 20% áp dụng cho các DN có dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn; thời gian áp dụng 10 năm; riêng Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng trong suốt thời gian hoạt động.

- Trường hợp này được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

Lợi dụng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN của Nhà nước cho DN thành lập ở các huyện trong Tỉnh được xếp vào danh mục địa bàn KTXH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (gọi chung là địa bàn ưu đãi); một số cá nhân, tổ chức trước đây đã có DN hoạt động tại thị xã, thành phố (gọi chung là địa bàn không ưu đãi)đến địa bàn ưu đãi thành lập DN chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xây dựng (đại diện pháp luật DN này là người trong gia đình)để được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Nhưng thực tế mọi giao dịch mua, bán đều do một người điều hành, không diễn ra tại DN mới (kể cả các giao dịch mua, bán từ DN cũ cũng lập hồ sơ chuyển

sang DN mới kê khai thuế tại DN mới)… để được hưởng thuế suất thấp và miễn thuế TNDN. Ngoài ra, có một số DN khi hết thời gian miễn, giảm thuế thì giải thể và thành lập DN mới để được hưởng ưu đãi tiếp theo.“

Với việc lợi dụng chính sách ưu đãi như trên, DN đã thực hiện 02 hành vi gian lận:

Thứ nhất:“chuyển giá trong nội bộ từ các DN gia đình để chuyển một phần thu nhập từ DN không được hưởng ưu đãi sang DN được hưởng ưu đãi (thông qua việc

bán hàng giữa các DN nội bộ).

Thứ hai: chuyển toàn bộ lợi nhuận vào DN mới được hưởng ưu đãi bằng cách, tất cả các giao dịch mua bán đều thể hiện trên chứng từ, sổ sách và tại địa điểm của DN mới tại địa bàn ưu đãi (nhưng thực tế là việc giao dịch mua bán do giám đốc DN cũ tại địa bàn không được ưu đãi thực hiện).

Qua công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn 2016 - 2018 phát hiện nhiều trường hợp DN lợi dụng chính sách ưu đãi này và được miễn, giảm số tiền thuế TNDN rất lớn

(xét về mặt pháp lý, DN đảm bảo đủ điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định nêu

trên, nhưng thực tế nhận thấy DN lách luật để trốn thuế). Với thực trạng như trên, Cục Thuếđã báo cáo Tổng cục Thuế, BộTài chính và được Bộ Tài chính có Công văn số 12024/BTC-TCT ngày 27/8/2014 hướng dẫn như sau:

Trường hợp DN thành lập mới từ dựán đầu tư tại địa bàn ưu đãi (địa bàn thành lập DN) nhưng có phát sinh hoạt động kinh doanh và thu nhập ởđịa bàn không được ưu đãi thì không được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN đối với thu nhập từđịa bàn không được ưu đãi. Ngược lại, DN có dự án đầu tư mới không thuộc địa bàn ưu đãi, nhưng có phát sinh doanh thu, thu nhập tại địa bàn ưu đãi thì không được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuếTNDN đối với thu nhập từđịa bàn ưu đãi.“

Theo“nội dung hướng dẫn tại Công văn như trên rất khó xác định trong thực tế, đồng thời việc áp dụng sẽ tùy thuộc vào cách nhìn nhận sự việc của công chức làm công tác kiểm tra thuế. Lý do: Trong thực tếđối với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, việc xác định doanh thu, thu nhập phát sinh tại địa bàn không thuộc hoặc thuộc địa bàn ưu đãi là không dễ. Bởi lẽ, hiện nay pháp luật Thuế chưa có tiêu chí cụ thể về nội dung này; việc xác định do người nộp thuế thực hiện và người nộp thuế chứng minh qua hồsơ, chứng từ và sổ sách kế toán của DN.“

- Xác định sai các khoản chi phí được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế: Không hạch toán giảm giá vốn đối với hàng bán bị trả lại hoặc đối với chi phí nguyên vật liệu vượt định mức; trích khấu hao tài sản cố định không đúng theo quy định (khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết giá trị, khấu hao nhanh không đúng đối

tượng, không đảm bảo điều kiện quy định)…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)