Như đã nêu trên, hệ thống dữ liệu dùng đểphân tích là toàn bộ những thông tin về doanh nghiệp như hồ sơ pháp lý, tờ khai, phụ lục liên quan,.. đã được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành thuế; báo cáo tài chính“được cập nhật vào hệ thống ứng dụng Báo cáo tài chính doanh nghiệp (BCTC) gồm Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, Kết quả thanh tra kiểm tra được cập nhật vào ứng dụng Thanh tra kiểm tra (TTR), ứng dụng Phân tích rủi ro Doanh nghiệp (TPR), Ứng dụng Khai thác dữ liệu tập trung (TPH), hệ thống ứng dụng Quản lý thuế“tập trung (TMS)...
Xử lý dữ liệu liệu: Cán bộ làm công tác kiểm tra thuếcăn cứ vào các yêu cầu về chỉ tiêu phân tích, các hệ số phân tích, chỉ tiêu bình quân ngành, để từ đó lọc ra các tờ khai có nghi vấn hoặc bất thường cần phải kiểm tra, làm rõ.
Công tác“kiểm tra thuế chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả khi ngành Thuế xây dựng được một hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác và kịp thời với sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ thông tin hiện đại. Nếu không, các vấn đề rủi ro sẽ không thểđược phát hiện đầy đủ, chính xác và xử lý kịp thời. Đây là điểm đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro, là thông tin chính để phân tích và xác định rủi ro, giúp ngành Thuế hiểu biết toàn diện về ngành cũng như về“NNT.
Hệ thống“cơ sở dữ liệu về NNT phải đảm bảo cung cấp được các thông tin liên quan đến các NNT, bao gồm:
- Thông tin chung vềngười nộp thuế;
- Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế; - Thông tin về tuân thủ kê khai và nộp thuế;
- Thông tin từ các bên liên quan: kho bạc, hải quan, các bộ, ngành…; - Các thông tin khác như: đài, báo, các thông tin tố cáo.“