Cũng như“các quốc gia trên thế giới, hệ thống pháp luật Thuế ởnước ta được coi là thành tố quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế - tài chính. Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về thuế của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn cải cách và đã có một cơ cấu thuếtương tự các nước có nền kinh tế thịtrường khác ở Châu Á.“
Bên cạnh“những kết quảđã đạt được, hệ thống chính sách pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.“
Thời gian tới, việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách về thuế ở Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề cốt yếu sau:
Một là,“cần mở rộng cơ sở tính thuế. Thông qua mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế, thu hẹp phạm vi ưu đãi thuế bằng cách giảm bớt các miễn, giảm thuế không thiết thực, không công bằng, xóa bỏ những quy định khác biệt về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng, tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế, qua đó đảm bảo tính công bằng của hệ thống chính sách pháp luật Thuế.“
Hai là,“giảm mức thu thuế. Thông qua từng bước giảm số lượng và mức thuế suất, qua đó đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về thuế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.“
Ba là,“đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Thông qua cải cách các quy trình, thủ tục về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế, đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thu thuế.“