Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 38 - 39)

Trong các quốc gia khảo sát, hệ thống dữ liệu phục vụ cho đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế bao gồm:

- Số liệu kiểm tra trong quá khứ: dữ liệu này có thể sử dụngđể xây dựng các chỉ tiêu ngành phuc vụ cho việc phân tích các hành vi ứng xử của các nhóm NNT làm nền tảng cho việc xây dựng các mô hình đánh giá theo rủi ro sai lệch thuế.

- Số liệu từ tờ khai và các báo cáo tài chính của NNT hàng năm: đây là hệ thống dữ liệu được đưa vào phân tích, lựa chọn nhằm hình thành danh sách NNT sẽ được kiểm tra, thanh tra trong kỳ. Hệ thống này còn giúp cho cán bộ thuế xem xét sự biến

động của các thông tin tài chính qua từngnăm và so với một số DN có cùng ngành nghề để ghi nhận những điểm bất thường.

- Số liệu từ các đơn vị liên quan có thông tin về NNT như ngân hàng, hải quan, bảo hiểm,.... Hệ thống này còn giúp thực hiện công tác kiểm tra chéo hoặc tìm ra các hoạt động bất thường của NNT.

Hệ“thống cơ sở dữ liệu có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn NNT để thanh kiểm tra. Các sốliệu càng đầy đủ, các mô hình đánh giá sai lệch càng tăng thì độ chính xác càng cao, có thể xác định đúng NNT có rủi ro cao và hạn chế những cuộc kiểm tra không cần thiết. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp đánh giá tình hình tuân thủ thuế thông qua các mô hình ước tính mức độ thu thuế, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách thuế và quản lý thuế.“

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)