3. Phân tích mạch chi tiết máy phát SA1000
3.6. Mạch tạo đài hiệu
Gồm một card mã hóa đài hiệu và một hay nhiều card thanh ghi dịch. Mỗi card thanh ghi dịch được lập trình bằng các công tắc dip, mỗi công tắc ở vị trí ON tương ứng với một tiếng tít có thời gian điều chỉnh được từ 60ms đến 200ms.
Các kí tự chuẩn là: 1 tít = 1 bit, 1 te = 3 bits,
1 khoảng trống giữa các kí tự = 3 bits, 1 khoảng trống của nguyên đài hiệu = 5 bits. Một card thanh ghi dịch có thể lưu trữ 47 bits.
Mã hóa đài hiệu
Hình 13-5. U1D, U1E, R3, R4, R5, C1 tạo thành một mạch dao động sóng vuông, tần số điều chỉnh được trong khoảng 6- 18KHz. Tín hiệu đồng hồ này đưa đến card ghi dịch và đến ngõ vào xung nhịp của thanh ghi U2. U2 nhận tín hiệu đài hiệu ở dạng nối tiếp từ card ghi dịch sau khi qua cổng đảo U1A.
Trường hợp 4 bit liên tiếp của đài hiệu là 0, ngỏ ra song song của U2 đều là 1, cổng U3 kích thích mạch dao động đơn ổn U4 tạo ra một xung xóa cho U2 và đưa đến card ghi dịch một lệnh nạp lại.
Tín hiệu đài hiệu ở dạng nối tiếp từ card ghi dịch, đi qua các cổng đảo U1A, U1B đưa ra khỏi card bằng chân số 9, cung cấp tín hiệu mở cổng âm tần đài hiệu trên mạch cung cấp âm tần đài hiệu. Một phần ngõ ra của U1B được dùng để điều khiển LED DS1.
Card ghi dịch
Đài hiệu được nạp vào thông qua các công tắc U2 đến U6, bắt đầu ở U6 và theo chiều đến U1. Công tắc số 1 của U6 luôn ở mức 0. Nếu không dùng hết công tắc, 4 công tắc kế tiếp ở mức cuối cùng phải để mức 0. Khi một lệnh nạp/ dịch nhận được từ card mã hóa, thông tin lưu trữ trên các công tắc được dịch chuyển nối tiếp đến chân 2 của card ghi dịch và chân 2 của card mã hóa. Cuối chu kì đài hiệu, U2 trên card mã hóa phát hiện 4 bit 0 liên tiếp và một chu kì mới được lặp lại.
Mức 0 được nạp vào chân 10 của U13 mỗi khi một bit được dịch qua. Trường hợp sử dụng 2 card ghi dịch, ngõ ra các card thứ 2 (chân 2) được nối đến chân mở rộng (chân 22) của card thứ nhất.