CÁC HỆ THỐNG TĂNG CƯỜNG

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 184 - 187)

III. GLIDEPATH

4. CÁC HỆ THỐNG TĂNG CƯỜNG

Để khắc phục được các hạn chế cố hữu của hệ thống và đáp ứng được các yêu cầu về đặc tính tín hiệu (như độ chính xác, độ tin cậy, khả năng sẳn sàng và tính liên tục) trong tất cả các giai đoạn của hành trình bay. Hệ thống GPS và GLONASS yêu cầu các độ tăng cường khác nhau, được chia làm ba loại sau:

4.1. Hệ thống tăng cường trên tàu bay (ABAS – Aircraft BasedAugmentation System) Augmentation System)

Một dạng của hệ thống tăng cường trên tàu bay được gọi là máy thu tự động theo dõi tính toàn vẹn (RAIM – Receiver Autonomous Integrity Monitoring), máy thu này sẽ sử dụng hơn bốn vệ tinh. Với 5 vệ tinh có thể ước tính được 5 vị trí độc lập, nếu các vị trí này không phù hợp, có thể suy luận rằng ít nhất có 1 vệ tinh đưa thông tin không chính xác. Nếu có hơn 6 vệ tinh,

có thể tính toán được nhiều vị trí độc lập hơn và máy thu sau đó có thể xác định được vệ tinh bị lỗi và loại nó ra khỏi việc áp dụng để xác định vị trí.

4.2. Hệ thống tăng cường trên mặt đất (GBAS – Ground Based

Augmentation System)

Đối với hệ thống tăng cường trên mặt đất, một máy giám sát được đặt tại hoặc gần sân bay nơi đáp ứng được yêu cầu khai thác chính xác như mong muốn. Các tín hiệu được chuyển trực tiếp lên tàu bay trong vùng phụ cận sân bay khoảng 37 Km (20 Nm). Các tín hiệu này cung cấp các thông tin chính xác nhằm tăng độ chính xác về vị trí luôn đi cùng với các thông tin về độ tin cậy của vệ tinh, khả năng này yêu cầu đường truyền dữ liệu giữa mặt đất và tàu bay

4.3. Hệ thống tăng cường trên vệ tinh (SBAS – Satellite BasedAugmentation System ) Augmentation System )

Độ chính xác của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS được cải thiện nhờ hệ thống tăng cường dẫn đường vệ tinh SBAS như EGNOS. SBAS tăng cường độ chính xác và ổn định của thông tin GNSS bằng chèn mã sửa sai và cung cấp thông tin về độ chính xác, tính toàn vẹn, tính liên tục và tính khả dụng của tín hiệu.

SBAS dùng thông tin GNSS đo được tại các trạm tham chiếu trên lục địa để tính sai số. Sai số này đươc truyền đến máy tính trung tâm để tính bù sai số và thông báo toàn vẹn ( integrity messages). Thông tin tính toán này sẽ được phát lên khu vực dùng vệ tinh địa tĩnh phát tăng cường, hoặc chèn lên tín hiệu vệ tinh GNSS gốc. Sẽ không thực tế nếu cung cấp tầm phủ cho tất cả các giai đoạn của hành trình bay bằng hệ thống tăng cường trên mặt đất. Có một cách để cung cấp tăng cường tầm phủ trên một khu vực rộng là sử dụng vệ tinh để truyền các thông tin tăng cường. Điều này gọi là các tăng cường trên vệ tinh. Việc cung cấp các tăng cường trên vệ tinh bằng vệ tinh địa tĩnh có những hạn chế nhất định, do đó không thể trợ giúp được tất cả các giai đoạn của hành trình bay, đặc biệt đối với giai đoạn tiếp cận chính xác và hạ cánh ở cấp cao hơn. Khi các qũy đạo vệ tinh này nằm trên đường xích đạo, tại vùng Bắc cực sẽ không thu được các tín hiệu vì có thể bị che khuất bởi thân tàu bay và địa hình. Điều này có nghĩa là các qũy đạo vệ tinh tăng cường cho GNSS

khác và hệ thống tăng cường trên mặt đất sẽ có thể cần thiết xem xét nhằm làm giảm những hạn chế này

Các hệ thống SBAS đang sử dụng

Rất nhiều quốc gia đang sử dụng các hệ thống SBAS riêng dùng cho lãnh thổ của mình như:

Hoa Kỳ: Hệ thống tăng cường diện rộng (Wide Area Augmentation System - WAAS).

Nhật Bản: Michibiki Satellite Augmentation System (MSAS). Ấn Độ: GPS-aided GEO-Augmented Navigation (GAGAN). Trung Quốc: BeiDou SBAS (BDSBAS).

Hàn Quốc: Korea Augmentation Satellite System (KASS).

Nga: System for Differential Corrections and Monitoring (SDCM). Châu Phi và Ấn Độ Dương: A-SBAS.

Úc và New Zealand: Southern Positioning Augmentation Network (SPAN).

Hình 79: Bản đồ phủ sóng SBAS

Tất cả hệ thống này đều tuân thủ tiêu chuẩn chung toàn cầu nên: Tương thích: không gây cản trở lẫn nhau.

Tương tác: thiết bị thu chuẩn nhận được cùng chất lượng tín hiệu, không phụ thuộc vùng sử dụng.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)