Nguyên lý hoạt động bộ ghép anten

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 68 - 71)

Hình 30: Sơ đồ bộ ghép nối Anten

Biến thế phối hợp trở kháng

Biến thế này dung để phối hợp trở kháng ngõ ra của máy phát là 50 Ohm với bất kì trởi kháng nào tỏng khoảng từ 5 đến 25 Ohm.Sự phối hợp trở kháng được lựa chọn bằng 11 chấu chọn vị trí trên cuộn thứ cấp của máy biến thế.

Bộ cộng hưởng

Bộ cộng hưởng là sợi dây 92 vòng có các chấu dùng cho việc chỉnh thô và vòng cộng hưởng quay được dung cho tinh chỉnh.phạm vi điều hưởng từ 25H đến 1mH đủ để điều hưởng Anten trong dải tần 190 tới 535KHz.

Chỉnh bộ cộng hưởng tự động

Mạch tự điều hưởng so sánh pha của điện áp và dòng điện vào bộ ghép và quay vòng điều hưởng theo chiều hệ thống anten

Đồng hồ đo anten

4.2. Phân tích mạch chi tiết PC-1KILO

Hình 31: Sơ đồ bộ ghép anten PC-1KILO

Biến thế phối hợp trở kháng

Là máy biến áp hai dây quấn lõi Feralit.Dây quán thứ cấp có 11 đầu và được thiết kế để biến đổi tải thứ cấp giữa 2 và 25 Ohm tới trở kháng vào 50Ohm.Lựa chọn đầu được thực hiện bằng khóa ở mặt trước.Máy biến áp lõi không khí nối với đầu thế thấp của thứ cấp máy biến áp,lấy mẫu dòng điện Anten để cung cấp tín hiệu cho dụng cụ đo dòng Anten.

Bộ cộng hưởng

 Đó là cuộn dây 92 vòng có ghép biến áp vòng ngắn mạch có thể quay bằng tay hoặc động cơ.20 vòng dưới cứ 2 vòng có 1 dầu dung để tinh chỉnh.72 vòng trên. Có 9 chấu để sơ chỉnh.Việc lựa chọn các chấu bằng cách hàn đằng sau một bảng có thể mở ra

được.

 Hệ thống tự điều hưởng quay tự động vòng điều hướng theo chiều quay hệ thống Anten.Nếu các vòng chọn đúng vòng sẽ dừng khi hệ thống quay và thay đổi một cách tự động.

 Nếu chọn đầu không đúng vòng điều hướng sẽ quay tới giới hạn MAX hoặc MIN và chỉ thị LED sẽ báo them vào hoặc bớt điện cảm đi.Núm quay bằng tay vòng điều hướng cũng có mặt ở trước bộ ghép anten .

 Vòng quay có thể thay đổi 5% điện cảm tùy theo sự phối hợp các đàu.Điện cảm cực đại sẽ lớn hơn 1mH và nhỏ nhât là 25H.

Mạch tự động chỉnh cộng hưởng

 Hệ thống tự chỉnh cộng hưởng gồm một mạch điều khiển motor,mạch công tắc giới hạn,motor và vòng chỉnh cộng hưởng. Pha của dòng điện và điện áp ngõ vào 50 Ohm RF của bộ ghép được so sánh với nhau bằng một mạch điện tử để xác định anten khi ghép mang tính điện cảm,điện trở hay điện dung.

 Nếu hệ thống ghép được chỉnh đúng ,không có sự sai pha giữa điện áp và dòng điện.Khi hệ thống thay đổi,tải sẽ mang tính điện cảm hay điện dung,sẽ không có tác động chỉnh lại naod xảy ra cho đến khi sự sai biệt pha vượt mức dung sai được chỉnh trước bằng R16 trên bo mạch điều khiển motor.

 Khi đó các mạch logic sẽ tác động motor quay theo chiều đúng để tải trở về là điện trở.Mạch điều khiển motor cũng ngăn ngừa không điều chỉnh các trường hợp tín hiệu vào yếu,lúc phát đài hoặc khi công tắc S1 setup/run đang đặt vị trí setup.

<Xem hình 13.22-giáo trình>

 Dòng điện RF từ máy phát điq ua T1 của mạch điều khiển motor.Các mạch khuếch đại hạn chế U1,U2 khuếch đại và biến đổi thành sóng vuông các tín hiệu điện áp và dòng điện,sau đó đưa đến U3 để kiểm tra biên độ của sự chênh lệch pha giữa tín hiệu dòng điện và điện áp.Ngõ ra U3,chân 11 được lọc bằng R12 và C10 tạo ra điện áp một chiều TP1(màu nâu) tương úng với sự sai biệt pha.

 Điện áp DC được so sánh với một điện áp chuẩn tại TP2(màu đỏ) bằng mạch so sánh U5.Điện áp này chỉnh được bằng R16.Khi điện áp tại Tp1 dương hơn điện áp tại Tp2,ngõ ra U5,chân 7,thay đỏi từ 0V lên 12V,chỉ ra đã vượt điều kiện cộng hưởng.  Giới hạn dung sai được chỉnh bằng R16 để phù hợp với các loại anten và tần số làm

việc khác nhau.CÁc ngõ ra của U3 chaan3,4 được so sánh bởi D F-Flop U4 để xác định tín hiệu dòng điện sớm pha so với tín hiệu dòng điện,lúc mà anten được chỉnh đến phía điện cảm của mạch cộng hưởng,ngõ vào chân 2 của U4 trở lên dương trước

khi có cạnh lên của xung clock ở chân 3.

 Khi có cạnh lên của xung clock ,ngõ ra Q chân 5 của U4 được chốt cùng trạng thái như ngõ vào chân 2 U4 ở mức 1(12V),cho biết anten mang tính điện cảm.Điều kiện này cũng được chỉ báo trên đèn LED DS1.

 Khi ngõ ra chân 7 U5 thay đổi từ 0V tới 12V,báo lệch cộng hưởng,trạng thái của anten được chốt vào U4 chân 9 qua mức của U7 sẽ xác định chiều quay của

Motor.Ngõ ra U5 chân 7 của chốt mạch Flip-Flop trong U6 báo trạng thái chạy motor ở mức 0 ở chân 3 U6.

 Nếu công tắc S1 setup/run ở vị trí run,nếu các tín hiệu vào đủ lớn để kích Q1,và nếu không đài hiệu vào thời điểm đó để kích Q3,motor sẽ hoạt động với 12V ở U7 chân 10,và 0V ở U7 chân 6.

 Đèn Led DS2 sẽ sang,motor sẽ quay để giảm điện cảm của T3.Motor típ tục quay cho tới khi các mức tín hiệu ở chân 8 và 9 của U3 khác nhau ,chỉ làm bằng anten đã được chỉnh từ điều kiện điện cảm sang điện dung.Motor dừng lại với Flip-Flop U6 được reset cho đên khi điều kiện lệch cộng hưởng lại được phát hiện.

Đồng hồ đo dòng Anten

Tín hiệu RF từ biến thế lấy mẫu dòng điện được đưa qua R1 tách sóng vào lọc bằng CR1,R2,C1.Tín hiệu một chiều này được định chuẩn và đọc trên đồng hồ 1mA ở mức 0- 20A và 0-10A.Chỉ Báo công suất sóng dội được thiết kế trong bộ ghép để đọc từ xa.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)