TIÊU CHUẨN CỦA CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VỀ ĐÀI CHỈ HƯỚNG

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 158 - 162)

II. ĐÀI LOCALIZER

3. TIÊU CHUẨN CỦA CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VỀ ĐÀI CHỈ HƯỚNG

HƯỚNG HẠ CÁNH –LOCALIZER

3.1. Giải tần làm việc (Radio frequencies)

 Giải tần làm việc của đài Localizer : Phát trên tần số (108-111,975)mhz, với số tần số cho phép là +_ 0.005% đôi với hệ thống 1 tần số và 0,002% đối với hệ thống 2 tần số, khoảng cách tần số trong 2 hệ thống tàn số được qui định 5khz≤∆f≤14khz, mỗi tần số LOC phát trên một tần số nhất định.

 Tần số đài này cách đài kia 200KHz.

3.2. Tầm phủ sóng (Coverage)

 46,3 Km (25 Nm) trong cung 10 độ so với đường “Course” 31,5 Km (17 Nm) trong cung từ 10độ đến 35 độ so với đường“Course”.

 18,5 Km (10 Nm) bên ngoài cung 35 độ so với đường “Course” (nếu được cung cấp).

Hình 76: Tầm phủ sóng đài Localizer đài ILS mô tả theo góc phương vị.

 Trong trường hợp các yêu cầu hoạt động và địa hình không cho phép thì tầm phủ sóng được xác định như sau:

 33,3 Km (18 Nm) trong cung +-10 độ so với đường “ Course ”  18,5 Km (10 Nm) trong phần còn lại.

3.3. Điều chế (Modulation)

Độ sâu điều chế là hệ số đặc trưng cho tín hiệu điều chế biên độ AM. Việc đo kiểm tham số này cần có thiết bị có tính năng phân tích điều chế (máy phân tích điều chế). Sơ đồ đo kiểm được xây dựng căn cứ theo mục “7.4.1. Độ sâu điều chế (Modulation depth)” của tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-1 V1.1.1 (2009-01), cụ thể như sau:

- Trình tự thực hiện đo kiểm được xây dựng căn cứ trên ý kiến góp ý của đơn vị chuyên ngành hàng không thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, cụ thể như sau:

- “- Nối máy phát cần đo tại đầu ra kênh CSB (Carrier and SideBand) với máy phân tích điều chế thông qua bộ suy hao trở kháng 50Ω.

o Đặt máy phát ở chế độ phát, tắt tín hiệu âm tần 90 Hz để đo độ sâu điều chế tín hiệu âm tần 150 Hz, ghi lại kết quả trên máy phân tích điều chế.

o Đặt máy phát ở chế độ phát, tắt tín hiệu âm tần 150 Hz để đo độ sâu điều chế tín hiệu âm tần 90 Hz, ghi lại kết quả trên máy phân tích điều chế.”

3.4. Tín hiệu nhận dạng thoại (Identification)

- Tín hiệu nhận dạng mô tả địa điểm sân bay, hướng đường CHC hạ cánh. - Sử dụng tần số 1.020 Hz 50 Hz với độ sâu điều chế trong giới hạn (5 15 )%. - Tín hiệu nhận dạng dùng mã Morse bao gồm hai hoặc ba ký tự.

3.5. Hệ thống giám sát điều khiển

- Hệ thống giám sát tự động sẽ cung cấp một tín hiệu báo động khi: + Sự bức xạ bị dừng lại.

+ Không có thông tin về dẫn đường và tín hiệu nhận dạng từ sóng mang. + Sự suy giảm CAT (xuống cấp)

- Hệ thống giám sát tự động sẽ chuyển hoặc tắt máy khi : + Độ chính xác của đường Course sai quá giới hạn cho phép. + DS sai qúa giới hạn cho phép.

+ Mất tín hiệu nhận dạng và M% giảm quá 5%.

+ Công suất giảm 50% (với hệ thống 1 tần số), và 20% (với hệ thống 2 tần số).

3.6. Cấp nguồn (Supply)

- Mạng lưới điện. - Bình acquy. - Máy phát điện.

3.7. Vị trí đặt đài (Siting)

- Đài LOC có 15 anten alfford phải đặt trên đường thẳng vuông góc với trục đường băng cách đầu đường băng 300m về hướng đối diện với hướng đáp. Đặt máy ở bên phải hoặc bên trái đường băng đều được.

- Đài GS đặt bên phải, trái trục đường băng về hướng phía đáp khoảng cách từ đài tới trục đường băng từ 130 đến 200m mức trung bình 150m.

- Khoảng cách từ GS đến đầu đường băng từ 250 – 415m TB 300m. Anten đặt sát đài luôn khi bay qua OM có đèn màu đỏ hoặc tím sáng lên khoảng cách còn lại tới sân bay 8Km bay qua đỉnh NM đèn cam sáng biết được cách đường băng 1Km. - Bay qua đỉnh IM đèn màu trắng sáng len khoảng cách tới đường băng là 75m của

pháp, 300m của Mỹ

3.8. Hệ thống anten (Antenna)

Đài LOC có 15 ănten alfford phải đặt trên đường thẳng vuông góc với trục đường băng cách đầu đường băng 300m về hướng đối diện với hướng đáp.

3.9. Điều kiện môi trường

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)