ĐƯỜNG VOR
6.1. Giải tần làm việc (Radio frequencies)
- Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải hoạt động trong dải tần từ 111,975 MHz đến 117,950 MHz.
- Sai số tần số sóng mang cao tần của tất cả các hệ thống sử dụng phân cách tần số giữa các kênh là 50 kHz và có sai số tần số phải là 0,002% so với tần số hoạt động, còn đối với hệ thống sử dụng phân cách tần số giữa các kênh là 100 kHz thì có sai số tần số phải là 0,005% so với tần số hoạt động.
6.2. Tầm phủ sóng (Coverage)
- Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải cung cấp các tín hiệu cho phép thoả mãn hoạt động của máy thu đặt trên tàu bay ở các mức độ và các cự ly được yêu cầu đối với các lý do hoạt động và đạt đến một góc cao bằng 40°.
- Cường độ trường hay mật độ công suất trong không gian của tín hiệu đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn được đòi hỏi để cho phép thoả mãn hoạt động của máy thu đặt trên tàu bay ở mức độ dịch vụ tối thiểu tại các bán kính tối đa của dịch vụ được mô tả phải bằng 90 V/m hay bằng âm 107 dBW/m2.
6.3. Điều chế (Modulation)
Sóng mang cao tần quan sát được từ bất kỳ điểm nào trong không gian phải được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu như sau:
- Một sóng mang phụ 9.960 Hz có biên độ không đổi được điều tần ở 30 Hz và có chỉ số điều tần là 16 ± 1:
Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn thông thường (CVOR) thành phần 30 Hz của sóng mang phụ điều tần được giữ cố định không đổi so với mọi góc phương vị và được gọi là “pha chuẩn”.
Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn theo nguyên lý Doppler (DVOR) pha của thành phần 30 Hz thay đổi theo góc phương vị và được gọi là “pha biến thiên”.
- Thành phần điều chế biên độ 30 Hz:
Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn thông thường thành phần này do trường quay tạo ra, có pha thay đổi theo phương vị, gọi là “pha biến thiên”.
Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn theo nguyên lý Doppler thành phần này có pha không đổi theo góc phương vị và có biên độ không đổi được bức xạ đahướng, gọi là “pha chuẩn”.
Độ sâu điều chế của sóng mang cao tần với tín hiệu 9.960 Hz phải nằm trong giới hạn từ 28% đến 32%.
Độ sâu điều chế của sóng mang cao tần với tín hiệu 30 Hz hay 9.960 Hz được quan sát ở góc ngẫng đến 5 phải nằm trong giới hạn từ 28% đến 32%. Tần số điều chế pha chuẩn và pha biến thiên phải là 30 Hz, với dung sai tương đối 1%. Tần số trung tâm của việc điều chế sóng mang phụ phải là 9.960 Hz, với dung sai tương đối 1%.
- Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn thông thường, tỷ lệ phần trăm điều chế biên độ sóng mang phụ 9.960 Hz phải không được vượt quá 5%.
Đối với đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn theo nguyên lý Doppler, tỷ lệ phần trăm điều chế biên độ sóng mang phụ 9.960Hz phải không được vượt quá 40% khi đo ở điểm cách đài ít nhất là 300 m (1.000ft).
Ở những nơi mà phân cách giữa các kênh là 50 kHz được thực hiện, thì mức biên tần các hài của thành phần 9.960 Hz trong tín hiệu bức xạ phải không được vượt quá các mức chỉ ra ở bảng 1, liên quan đến mức biên tần của thành phần 9.960 Hz:
Bảng 3: Mức biên tần các hài của thành phần 9.960 Hz.
ành phần sóng mang phụ Mức
9.960Hz Chuẩn 0dB
Hài bậc 3 - 50dB Hài bậc 4 và trên bậc 4 - 60dB
6.4. Tín hiệu nhận dạng thoại (Identification)
- Khi đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn cung cấp đồng thời kênh thông tin thoại đất – đối – không thì phải sử dụng chung tần số sóng mang được dùng cho chức năng dẫn đường. Sự bức xạ trên kênh này phải được phân cực ngang.
- Độ sâu điều chế đỉnh của sóng mang trên kênh thông tin thoại phải không được lớn hơn 30%.
- Các đặc tính âm tần của kênh thông tin thọai phải nằm trong khoảng 3 dB đối với mức tại 1.000 Hz trong giải từ 300 Hz đến 3.000 Hz. - Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải cung cấp việc phát tín
hiệu nhận dạng đồng thời trên cùng tần số sóng mang được dùng cho chức năng dẫn đường. Sự bức xạ tín hiệu nhận dạng phải được phân cực ngang. Tín hiệu nhận dạng phải sử dụng mã Morse quốc tế và bao gồm từ hai đến ba chữ cái. Tín hiệu nhận dạng phải được phát với một tốc độ xấp xỉ 7 từ trong một phút và được lặp lại ít nhất mỗi 30s/1lần. Âm tần điều chế là 1.020 Hz 50 Hz.
- Độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng phải không được vượt quá 10%, ngọai trừ những đài không dùng kênh thông tin thọai có thể cho phép tăng độ sâu điều chế tín hiệu nhận dạng đến giá trị không vượt quá 20%.
- Khi đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn cung cấp đồng thời kênh thông tin thọai đất – đối – không, thì độ sâu điều chế của tín hiệu nhận dạng phải là 5% ± 1% để cung cấp chất lượng thoại đáp ứng yêu cầu.
- Việc phát thọai phải không được gây nhiễu đến chức năng dẫn đường cơ bản. Khi tín hiệu thoại được bức xạ thì tín hiệu nhận dạng phải không bị mất đi.
6.5. Hệ thống giám sát điều khiển
Một thiết bị giám sát được đặt trong trường bức xạ của đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải cung cấp những tín hiệu giám sát cho sự hoạt động của một hệ thống giám sát tự động. Hệ thống giám sát phải phát một tín hiệu cảnh báo đến vị trí điều khiển để hủy bỏ các thành phần dẫn đường và nhận dạng từ sóng mang hay làm cho sự bức xạ dừng lại nếu có một hay một sự kết hợp các sai lệch sau đây từ các điều kiện đã được thiết lập xảy ra:
- Có một sự thay đổi vượt quá 1 tại vị trí giám sát của thông tin về phương vị được phát bởi đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn; - Có sự suy giảm 15% các thành phần điều chế của mức điện áp các
tín hiệu cao tần tại hệ thống giám sát, của các tín hiệu điều chế biên độ 30 Hz hay tín hiệu sóng mang phụ 9.960 Hz, hoặc cả hai.
Khi có sự hỏng hóc của chính hệ thống giám sát, phải phát một tín hiệu cảnh báo đến vị trí điều khiển và phải:
- Hủy bỏ các thành phần dẫn đường và nhận dạng từ sóng mang;
- Làm cho sự bức xạ dừng lại.
6.6. Cấp nguồn (Supply)
Thời gian chuyển mạch hệ thống cấp nguồn cho đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phục vụ tiếp cận hạ cánh phải nhỏ hơn 15s.
Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải hoạt động tốt trong điều kiện nguồn cung cấp điện xoay chiều như sau:
- Điện áp cấp nguồn đầu vào là 220 V, với dung sai tương đối là 10%
- Tần số là 50 Hz, với dung sai tuyệt đối là 2 Hz.
6.7. Vị trí đặt đài (Siting)
- Nếu là đài điểm trong chế độ “En-route” thì nó là giao điểm của hai Airway hoặc nằm trên một Airway và là tâm của Airway đó.
- Nếu là đài phục vụ trong chế độ “Landing” thì nó được bố trí sao cho có thể được phục vụ hạ cánh cho cả hai đầu.
- Mặt phản xạ tối thiểu đối với đài CVOR là 600m, đối với DVOR là 300m, mặt phản xạ phải bảo đảm độ bằng phẳng và không tồn tại chướng ngại vật.
6.8. Hệ thống anten (Antenna)
Anten sử dụng cho đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn bao gồm một anten vô hướng đặt ở tâm, có ít nhất 48 anten biên tần đặt xung quanh và ít nhất một anten giám sát trường.
Hệ thống anten phải có mặt phản xạ (Counterpoise) có đường kính phù hợp, hệ thống vỏ che anten không gây ảnh hưởng đến việc bức xạ sóng điện từ.
Khi anten của thiết bị đo cự ly được đặt đồng trục với anten của đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn thì không có bất kỳ sự gây nhiễu lẫn nhau nào giữa hai hệ thống.
Các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu:
- Dải tần làm việc: Phù hợp với dải tần làm việc của đài. - Trở kháng vào : 50 .
- Công suất đầu vào: Phù hợp với đài. - Phân cực: ngang.
- Chuyển mạch anten: chuyển mạch điện tử.
6.9. Điều kiện môi trường
Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn phải hoạt động tốt trong điều kiện môi trường tối thiểu như sau:
b. Nhiệt độ:
- Ngoài trời: từ - 10°C đến + 55°C - Trong nhà: từ 0°C đến 40°C.
c. Độ ẩm tương đối: - Ngoài trời: 95%.
- Trong nhà: 85%.
d. Tốc độ gió lớn nhất: 160 km/h (100 Mph)