CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIỀU CHUẨN CỦA ICAO ĐỐI VỚI ILS:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 137 - 142)

VỚI ILS:

3.1. Các khái niệm cơ bản:

1. Hệ thống ILS một tần số: Hệ thống có tầm phủ song được thực hiện bởi việc

sử dụng một giản đồ trường bức xạ trên một tần số sóng mang.

2. Hệ thống ILS hai tần số: Hệ thống có tầm phủ sóng được thực hiện bởi việc sử

dụng một giản đồ trường bức xạ độc lập trên hai tần số sóng mang riêng biệt.

Hình 59: Hệ thống ILS một tần số và hệ thống ILS hai tần số

3. Hệ thống ILS cấp I (Category I) là một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cung

cấp thông tin hướng dẫn tàu bay từ giới hạn tầm phủ sóng của hệ thống đến một điểm là nơi giao nhau giữa đường chỉ hướng hạ cánh và đường chỉ góc hạ cánh, và có một độ cao là 60 m (200ft) hoặc thấp hơn trên mặt phẳng ngang có chứa ngưỡng của đường cất hạ cánh.

4. Hệ thống ILS cấp II (Category II) là một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cung

nơi giao nhau giữa đường chỉ hướng hạ cánh và đường chỉ góc hạ cánh, và có một độ cao là 15 m (50ft) hoặc thấp hơn trên mặt phẳng ngang có chứa ngưỡng của đường cất hạ cánh.

5. Hệ thống ILS cấp III (Category III) là một hệ thống hạ cánh bằng thiết bị cùng

với sự phụ trợ của các thiết bị phụ ở những nơi cần thiết, cung cấp thông tin hướng dẫn tàu bay từ giới hạn tầm phủ sóng của hệ thống đến và dọc theo bề mặt của đường cất hạ cánh.

6. Vùng “Course”: Là vùng có độ sâu điều chế của hai tín hiệu âm thanh được

điều chế bằng nhau.

Hình 60: Vùng “Course”

7. Vùng “Clearance”: Là vùng có độ sâu điều chế của một tín hiệu âm thanh vượt

trội hơn so với tín hiệu kia.

Hình 61: Vùng “Clearance”

8. DDM (Difference in Depth of Modulation): DDM= | Ma% - Mb% | /100

Hình 62: Cách tính Độ sâu điều chế (DDM)

9. Đường Course (Course line): Quỹ tích của những điểm gần đường tâm đường

CHC (Center line) nhất, nằm trong mặt phẳng ngang bất kỳ và có DDM=0.

10. Cung Course (Course sector): Một cung nằm trong mặt phẳng ngang có chứa

“Course line” và giới hạn bởi quỹ tích của các điểm gần “Course line” nhất và có DDM = 0,155.

11. Đường hạ cánh (ILS Glide path): Quỹ tích của những điểm nằm trong mặt

phẳng đứng có chứa đường tâm đường CHC và có DDM = 0.

12. Góc hạ cánh (Glide path angle): Là góc hợp bởi đường hạ cánh và mặt phẳng

ngang.

13. Cung hạ cánh (Glide path sector): Một cung nằm trong mặt phẳng đứng có

chứa đường hạ cánh và giới hạn bởi quỹ tích của những điểm gần đường hạ cánh nhất và có DDM= 0,175.

14. Vùng bay sang phải (Fly-Right): Là vùng phía bên trái của đường Course,

Hình 63: Vùng bay sang phải (Fly Right)

15. Vùng bay sang trái (Fly-Left): Là vùng phía bên phải của đường Course,

vùng có tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội, còn gọi là vùng “Xanh” (Blue).

16. Vùng bay lên (Fly-Up): Là vùng phía dưới đường hạ cánh, vùng có tín hiệu

âm tần 150 Hz vượt trội.

17. Vùng bay xuống (Fly-Down): Là vùng phía trên đường hạ cánh, vùng có tín

hiệu âm tần 90 Hz vượt trội.

18. Ngưỡng đường CHC (Threshold): Là phần đầu tiên của đường CHC được

phép sử dụng để hạ cánh.

19. Vùng chạm bánh (Touch down zone): Là một phần của đường CHC, nằm

phía sau ngưỡng, cho phép tàu bay hạ cánh.

20. Điểm cuối đường CHC (End of runway): Là điểm cuối cùng của đường

CHC.

21. ILS điểm “A”: Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ cánh

7.5 Km (4 Nm).

22. ILS điểm “B”: Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ cánh

1.050 m (3.500 ft).

23. ILS điểm "C": Là điểm nằm trên đường hạ cánh trong một mặt phẳng ngang

có độ cao cách tâm đường hạ cánh kéo dài 30 m (100 ft).

24. ILS điểm "D": Là điểm nằm trên tâm đường hạ cánh 4 m, cách ngưỡng 900

m về hướng ăngten đài xác định hướng (LOC).

25. ILS điểm "E": Là điểm nằm trên tâm đường hạ cánh 4 m, cách điểm dừng

cuối cùng của đường hạ cánh 600 m.

26. ILS điểm chuẩn (ILS điểm "S"): Là điểm hướng dẫn tàu bay chạm bánh cuối

Hình. 64: Mặt cắt và khoảng cách giữa các điểm trong hệ thống ILS

27. Tính liên tục của dịch vụ hướng dẫn hạ cánh (ILS continuity of service) là chất lượng liên quan đến sự hiếm thấy về việc dừng tín hiệu bức xạ. Mức độ liên tục của dịch vụ của đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh được diễn tả bằng các thuật ngữ về khả năng không mất tín hiệu hướng dẫn được bức xạ.

28. Tính toàn vẹn của hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS integrity) là đặc tính

liên quan đến độ tin cậy mà ta có thể đặt vào tính chính xác của thông tin do thiết bị cung cấp. Mức độ toàn vẹn của đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh được diễn tả bằng khả năng không bức xạ các tín hiệu dẫn đường bị lỗi.

- Xác suất không phát xạ các tín hiệu hướng dẫn giả (False) phải không được nhỏ hơn (Be less than) 1 – 0.5 X 10 – 9 trong bất kỳ lần hạ cánh nào đối với các LLZ Tính năng và Thiết bị loại II và III (Facility Performance Category II and III LLZs).

Khuyến cáo – Xác suất không phát xạ các tín hiệu hướng dẫn giả phải không được nhỏ hơn 1 – 10 X 10 – 7 trong bất kỳ lần hạ cánh nào đối với các LLZ CAT I.

- Xác suất không mất (Losing) phát xạ tín hiệu hướng dẫn phải lớn hơn (Greater than) 1 – 2 X 10 – 6 trong bất kỳ khoảng thời gian (Period) 15 giây nào đối với LLZ CAT II (tương đương 2000 giờ thời gian trung bình giữa những gián đoạn (Mean time between outages – MTBO)).

Khuyến cáo – Xác suất không mất (Losing) phát xạ tín hiệu hướng dẫn phải lớn hơn 1 – 4 X 10 – 6 trong bất kỳ khoản thời gian 15 giây nào đối với LLZ CAT I (tương đương 1000 giờ MTBO).

3.2. Các yêu cầu cơ bản:

1. Một hệ thống ILS bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Thiết bị Localizer VHF, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều khiển từ xa.

- Thiết bị GlidePath UHF, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều khiển từ xa.

- Các đài VHF marker, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều khiển từ xa (các đài marker cũng có thể được thay thế bởi các đài Locator hay DME).

2. Đối với hệ thống ILS cấp II & III: Hệ thống ILS phải có thiết bị chỉ thị và điều khiển từ xa để cung cấp các thông tin hoạt động của tất cả các thành phần trên mặt đất của hệ thống ILS.

3. Tại những nơi sử dụng hai hệ thống ILS: Phục vụ cho hai đầu hạ cánh của một đường CHC thì phải có một chuyển mạch liên động cho hai hệ thống. Chuyển mạch này cho phép chỉ sử dụng một hệ thống ILS tại một thời điểm phục vụ hướng dẫn hạ cánh. Trong trường hợp nếu sử dụng hệ thống ILS Cấp I thì hoạt động của hai hệ thống này không gây nhiễu lẫn nhau.

4. Tại những nơi sử dụng hai hệ thống ILS: Phục vụ cho cùng một đường CHC hoặc hai đường CHC khác nhau trong cùng một sân bay nhưng hoạt động trên cùng một tần số, thì phải có một chuyển mạch liên động cho hai hệ thống. Để bảo đảm chỉ có một hệ thống được hoạt động tại một thời điểm, khi chuyển từ hệ thống ILS này sang hệ thống ILS khác thì thời gian ngắt quãng ít nhất là 20s.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG MẶT đất HÀNG KHÔNG (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)