Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhưng chúng ta có thể chia ra làm bốn nhóm sau đây:
Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài gồm:
• Thị trường lao động: tình hình cung cầu lao động, sự thất nghiệp và sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng quan trọng nhất.
• Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức, doanh nghiệp đang cư trú.
• Các mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang cư trú vì đãi ngộ nhân sự phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.
• Các tổ chức công đoàn: Công đoàn là một tố chức có thế lực mạnh mà cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng. Nếu doanh nghiệp được Công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra rất dễ giành được thắng lợi.
• Luật pháp và các quy định của chính phủ: các điều khoản về tiền lương, khuyến khích và các phúc lợi xã hội được quy định trong Bộ luật lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương.
• Tình trạng của nền kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì việc làm giảm đi dẫn đến nguồn cung lao động tăng lên; còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra nhiều hơn và cầu về lao động lại tăng lên.
• Yếu tố thuộc về tổ chức, doanh nghiệp: tổ chức thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào? Doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không? Số lượng và chất lượng của cán bộ nhân sự, lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, trình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp, và quan điểm của doanh nghiệp trong vấn đề trả lương…
Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động:
Sự hoàn thành công việc
Thâm niên công tác
Kinh nghiệm làm việc
Tiềm năng của người lao động
Yếu tố thuộc về công việc: những yếu tố thuộc về công việc cần được xem xét tuỳ theo đặc trưng, nội dung của công việc cụ thể. Sau đây là một số đặc trưng chung nhất được phân tích và đánh giá cho mỗi công việc gồm:
Kỹ năng: mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu kĩ năng lao động trí óc và lao động chân tay; yêu cầu về kiến thức giáo dục; đào tạo cần thiết cho công việc; khả năng ra quyết định, đánh giá; sự khéo léo chân tay, tính linh hoạt, khả năng quản lý, hội nhập và tính sáng tạo mà công việc đòi hỏi.
Trách nhiệm đối với công việc; công việc đòi hỏi trách nhiêm đối với một số vấn đề: tiền, tài sản, sự cam kết trung thành; ra quyết định; giám sát công việc của người khác hoặc của người dưới quyền; kết quả tài chính; quan hệ cộng đồng, với khách hàng và đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức; vật tư, trang thiết bị, tài sản, và máy móc thiết bị; ra quyết định các chính sách của doanh nghiệp; thông tin có độ tin cậy cao; mức độ phụ thuộc và độ chính xác, chất lượng của công việc.
Cố gắng: yêu cầu về thể lực và trí lực; sự căng thẳng của công việc; quan tâm đến những điều cụ thể, chi tiết; những mối quan tâm khác được yêu cầu khi thực hiện công việc.
Điều kiện làm việc: các điều kiện làm việc của công việc như ánh sang, tiêng ồn, độ rung chuyển, nồng độ bụi, độc hại ảnh hưởng đến người lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương 2 giúp ta nắm vững hơn về các khái niệm,lý thuyết cần thiết liên quan đến quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự và trình tự xây dựng một chương trình đào tạo,giúp biết rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó....Từ đó chúng ta có thể định hướng tốt nhất cho quá trình tuyển dụng ,đào tạo một cách hiệu quả “đúng người đúng việc”.Qua cơ sở lý luận ở chương 2,chính là tiền đề để chúng ta phân tích và đánh giá thực trạng của công ty ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ TM KỸ THUẬT THĂNG LONG