Là một công ty hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như các hoạt động nhập khẩu nói riêng đều nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, để cho công tác nhập khẩu đồ chơi diễn ra thông suốt và có hiệu quả thì ngoài cố gắng, nỗ lực của mỗi công ty thì Nhà nước cũng cần phải ban hành các chính sách và cơ chế điều hành phù hợp. Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh, tạo ra các cơ hội để các doanh nghiệp, công ty thể hiện năng lực kinh doanh của mình. Qua thực tế tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại quốc tế OZ Việt Nam em xin được kiến nghị một số vấn đề sau:
Cải cách chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:
- Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập, phù hợp với chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời gian. Đối với hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như nhập
61
khẩu đồ chơi nói riêng nên có những chính sách bảo trợ phù hợp như giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu,…
- Những năm trở lại đây ngành Hải quan đã có những nỗ lực, cố gắng và đã thay đổi rất nhiều để thiết kế một hệ thống Hải quan đơn giản hóa và phù hợp với chuẩn mực của quốc tế những vấn còn có những điểm hạn chế cần khắc phục như sau:
+ Về thủ tục hành chính, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: yêu cầu hồ sơ vẫn còn phức tạp, thủ tục thông quan hiện đại lại được thực hiện thủ công với công nghệ thông tin và truyền thông vai trò hỗ trợ,…
+ Cần đơn giản hóa, công khai và hiện đại hóa các thủ tục theo hướng áp dụng các biện pháp như phân luồng hàng hoá quy chế khai báo một lần, phân cấp rộng quyền hơn quyền ký tờ khai Hải quan
+ Ngành Hải quan cần áp dụng tối các những tiến bộ trong công nghệ thông tin, áp dụng việc làm thủ tục, kiểm tra hồ sơ trực tuyến để làm thủ tục thông quan qua đó có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí trước cũng như sau thông quan.
+ Cơ quan Hải quan cũng như các nhà chức trách cảng biển cũng cần áp dụng những phương pháp tối tân cũng như áp dụng các máy móc hiện để thực hiện các công việc như soi chiếu, nâng dỡ container,… được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi nhất - Nhà nước cần nâng cao tính ổn định, đặc biệt là tính có thể nhận biết được chính
sách hay dễ dàng phân loại nhóm hàng hóa, thủ tục nhập khẩu để cho các công ty nhập khẩu hay các công ty forwarder có kế hoạch ứng phó kịp thời với những thay đổi, từ đó giảm thiểu các gián đoạn không đáng có trong quá trình nhập khẩu.
Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp
Hiện tượng thiếu thông tin về thị trường nước ngoài rất phổ biến ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại quốc tế OZ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu như công ty OZ Việt Nam giao dịch với nhiều bạn hàng tại nhiều nước khác nhau đặc biệt là trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin và thị trường. Chính phủ cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu thị trường quốc tế để kịp thời thông báo tới những biến động trên thị trường tới doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một số trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới nhưng hầu hết các thông tin thu được là trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiếu tính chính xác, xác thực và không được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Để giúp các doanh nghiệp
62
nắm bắt được thông tin chính xác và tận dụng được cơ hội kinh doanh triệt để trong hoạt động nhập khẩu, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cũng như nhân lực cho việc nghiên cứu đối tác, thị trường quốc tế. Nhà nước cần thực hiện những biện pháp sau:
- Thành lập các tổ chức chuyên cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài theo khu vực địa lý, điều kiện kinh tế, tôn giáo, văn hóa,… Vì các nước trong từng khu vực thường có những nét văn hóa tương đồng do đó tổ chức có thể dễ dàng nghiên cứu và cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất tới phía doanh nghiệp trong nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng trang web kết nối các doanh nghiệp trên cả nước lại với nhau, thực hiện trao đổi và trợ giúp thông tin trực tuyến giữa các doanh nghiệp.
- Ban hành cơ chế về công tác thị trường nước ngoài.
- Kết nối các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài bằng các hội chợ thương mại,… qua đó, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ làm ăn thương mại.
- Mở các lớp hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển các hoạt động nhập khẩu và các cách đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc huy động vốn, nâng cao hệ thống vận hành ngân hàng theo hướng hiện đại
Hiện nay, nhà nước đã tạo điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập như: các khoản vay nhỏ nên đối với những lô hàng nhập khẩu lớn, doanh nghiệp thường phải chia nhỏ lô hàng thành những hợp đồng nhập khẩu nhỏ để phù hợp với điều kiện vay vốn. Điều này sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, gây ra những ảnh hưởng không tốt tới từ phía các nhà cung cấp nước ngoài. Do đó, ngoài việc gây tốn thời gian, nó còn có thể làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những cơ chế mới về quản lý vay vốn hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch từ các ngân hàng đồng thời giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
63
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa mà trong nước chưa có khả năng sản xuất bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn so với lãi suất ngân hàng hoặc bằng hình thức bảo lãnh cho các công ty có thể ký kết các hợp đồng nhập khẩu.
Không những thế ngân hàng cần tạo ra những hệ thống trực tuyến để doanh nghiệp có thể làm việc với ngân hàng một cách dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Qua đó, ngân hàng nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chuyển tiền hoặc mở L/C trực tuyến để tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như các chi phí phát sinh khác. Bằng cách làm việc trực tuyến ngân hàng cũng có thể dễ dàng giám sát được bộ chứng từ,… và lưu trữ được nhiều hơn.
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng
Nhà nước cần bỏ ra thêm nhiều kinh phí để đầu tư vào các dự án liên quan đến hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho hàng, cảng biển… để giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí về vận chuyển, lưu kho cũng như tiết kiệm được thời gian bốc dỡ hàng hóa. Để thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng hơn cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa Nhà nước cần có những mô hình hoạt động tại cảng biển, cửa khẩu hiệu quả và hiện đại hơn.
Bên cạnh đó việc xây dựng các tuyến đường trọng điểm, đường cao tốc để việc di chuyển giữa các tỉnh thành được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể. Nên tạo ra các tuyến đường thẳng sử dụng cho các phương tiện vận tải chính.
Xây dựng các khu chuyên khai thác kho bãi để giảm giá thành thuê kho bãi, phí lưu kho để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp vận hành.
Kiểm soát biến động giá
Nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm quản lý chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Cần quản lý dòng tiền hợp lý tránh xảy rả cách biến động lớn làm ảnh hưởng đến dòng tiền gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê số liệu ngoại tệ ra- vào trong nước, dự báo quan hệ cung- cầu trên thị trường từ đó có chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối. Thông báo cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nếu tỷ giá ngoại hối biến
64
động mạnh do bất kỳ lí do nào để doanh nghiệp có các kế hoạch phòng bị và đối phó với các tình huống ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
65
KẾT LUẬN
Ngành xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu hàng hóa nói riêng đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trên con đường đưa nền kinh tế Việt Nam đạt được những giá trị, thành công và tầm cao mới. Tuy phía trước còn rất nhiều những khó khăn, thách thức song Việt Nam luôn không ngừng thay đổi, học hỏi và thích nghi. Góp phần to lớn vào thành công ấy, chúng ta không thể không nhắc đến những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty vận tải, những con người trẻ đầy nhiệt huyết và lòng say mê, những vị lãnh đạo then chốt sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng không ngừng lao động, cống hiến và đề cao tinh thần, ý thức trách nhiệm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty cổ phần dịch vụ và thương mại quốc tế OZ Việt Nam đã giữ vững được vị thế của mình trong lòng các đối tác và khách hàng. Công ty đã hoàn thành tốt các kế hoạch mà mình đã đề ra song vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Hoạt động nhập khẩu đồ chơi trẻ em của công ty trong những năm gần đây cũng đã có những kết quả đáng khích lệ, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, bên cạnh đó là dịch bệnh Covid-19 gây không ít thử thách và khó khăn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động nhập khẩu đồ chơi trẻ em của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định, cần có những giải pháp khắc phục và định hướng đúng đắn để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu đồ chơi trẻ em của công ty ngày càng đạt được nhiều hiệu quả hơn. Vì vậy công ty đã đề ra một số giải pháp để cải thiện quy trình cũng như tệp khách hàng của mình như: hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của công ty; nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của toàn bộ nhân sự, cải tiến các quy trình làm việc để tăng năng suất và đưa ra các chiến lược tìm kiếm khách hàng mới,… điều này chắc chắn sẽ mang đến các kết quả cho công ty trong giai đoạn tiếp theo
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình, báo cáo, thông tư
1. Thông tư 09/2019/TT-BKHCN của bộ khoa học và công nghệ 2. Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021
3. Bộ công thương, Báo cáo logistics 2018: Logistics và thương mại điện tử, NXB Công thương.
4. Phạm Ngọc Anh năm 2020, Thống trị nghề xuất nhập khẩu, nhà xuất bản Tài chính 5. Hoàng Văn Châu năm 2009, Giáo trình Logistic và vận tải quốc tế, nhà xuất bản Thông tin và truyền thông
2. Nguồn mạng
1. OZ Việt Nam, Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
<https://thutucxuatnhapkhau.com/thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em/> 2. Cổng thông tin một cửa quốc gia <https://vnsw.gov.vn/>
3. Tổng cục Hải quan https://www.customs.gov.vn/default.aspx
3. Tài liệu của công ty:
1: Báo cáo tài chính của công ty các năm trong giai đoạn từ 2017-2020 của phòng kế toán
2: Báo cáo khối lượng nhập khẩu hàng hóa của công ty các năm trong giai đoạn 2017- 2020 của phòng kinh doanh