Làm thủ tục Hải quan là khâu rất quan trọng và đối với các mặt hàng chuyên ngành thì việc này sẽ có thêm một số bước phức tạp hơn so với những hàng hóa không cần kiểm tra chuyên ngành. Về việc làm thủ tục hải quan được thực hiện chính bới hải phòng là phòng CUS và phòng OPS. Đối với phòng CUS có nhiệm vụ là kiểm tra bộ chứng từ, truyền tờ khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUS VNACCS và nộp các loại thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng, đối với các nhân viên phòng CUS thì sẽ làm việc tại cảng và cơ quan Hải quan để tiền hành thông quan cho lô hàng của công ty.
Sơ đồ 2.4: Quy trình làm thủ tục khai báo Hải quan của công ty cổ phần dịch vụ và thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Nguồn: thutucxuatnhapkhau.com
Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan của công ty cổ phần dịch vụ và thương mại quốc tế OZ Việt Nam như sau:
46
Bước 1: Lấy lệnh để làm thủ tục hải quan, đây là công việc của phòng OPS tại hiện trường và một số giấy tờ mà nhân viên phòng phải chuẩn bị là giấy giới thiệu, vận đơn gốc, vận đơn photo có dấu của doanh nghiệp sau đó là tiền hành nộp tiền cược vỏ và hàng container.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ
Đây là công việc của nhân viên phòng DOC, khi đã nhận được đầy đủ các chứng từ của nhà nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết xem có sai sót không để yêu cầu chỉnh sửa. Một số vấn đề cần nhân viên phòng CUS phải cần thận để kiểm tra chứng từ một cách kĩ lưỡng:
- Kiểm tra mục hàng trên Invoice và Packing list xem có trùng khớp về tên, giá, số lượng hàng hóa… chưa.
- Kiểm tra Invoice và Sale contract có khớp về tên, con dấu, chữ kí
- Kiểm tra vận đơn gốc và vận đơn photo về số chuyến, ngày đi, đến, cảng xuất, cảng dỡ…
- Kiểm tra C/O form E (giấy kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của Trung Quốc) + Tên ở ô số 1
+ Tên người phát hành hóa đơn, chữ kí, con dấu + Mã HS code của sản phẩm
+ Tên, số hiệu của tàu
+ Ngày on board và ngày tàu khởi hành
Bước 3: Truyền tờ khai hải quan
Trước khi thực hiện truyền tờ khai điện từ nhiệm vụ của các nhân viên chứng từ là cần tìm hiểu tất cả các chi tiết, động cơ, chất liệu, ... của sản phẩm và tra cứu toàn bộ mã HS code tương đương với sản phẩm để từ đó tính toán và xác định thuế. Khai tên đầy đủ các loại hàng hóa, chủng loại tránh trường hợp khi Hải quan tiến hành kiểm tra nếu có sai sót lô hàng sẽ bị yêu cầu giữ lại làm chậm tiến độ của lô hàng, ảnh hưởng đến tài chính của công ty.
Khi kiểm tra toàn bộ chứng từ và thấy thông tin đầy đủ và phủ hợp thì nhân viên phòng CUS tiếp tục truyền tờ khai Hải quan điện tử lên hệ thống ECUS VNACCS. Việc truyền tờ khai này đòi hỏi nhân viên phòng CUS phải thật sự cẩn thận và hết sức chính xác vì có một số lỗi nếu khai sai tờ khai sẽ không được phép khai lại và phải hủy tờ khai như:
47
- Mã loại hình (nhập hàng kinh doanh tiêu dùng,…)
- Cơ quan Hải quan (ví dụ như chi cục HQ CK Cảng Đình Vũ) - Phân loại cá nhân/tổ chức
- Mã hiệu phương thức vận chuyển - Tên nhà xuất khẩu
- Địa chỉ nhà xuất khẩu - Số lượng kiện hàng - Ngày hàng đến - Địa điểm xếp hàng
- Phân loại hình thức hóa đơn (ví dụ như hóa đơn thương mại ) - Mã phân loại giá hóa đơn
- Tổng giá trị đơn hàng
- Điều kiện giá đơn hàng (các điều kiện incoterm) - Mã đồng tiền của hóa đơn (USD, RMB ,..)
Bước 4: Phân luồng hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa
Sau khi truyền tờ khai Hải quan xong công ty sẽ nhận được luôn kết quả phân luồng hàng hóa gồm 3 mức là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ tùy vào từng luồng mà lô hàng sẽ phải kiểm tra trên chứng từ hay kiểm tra thực tế hàng hóa.
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ đối với hồ sơ luồng xanh: Hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai Hải quan, kiểm đếm đủ số lượng chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan.
- Nếu bộ hồ sơ hợp lệ cán bộ Hải quan sẽ đề xuất thông quan hoặc mang hàng về bảo quản (đối với hàng hóa thông quan dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng) và thông quan
- Nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ
Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với hồ sơ luồng vàng bao gồm: Kiểm tra nội dung khai, kiểm tra số lượng chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ các chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.
- Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa - Kiểm tra xuất xứ hàng hóa
48
- Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp cần tham vấn ngay; giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế
- Nếu hồ sơ hợp lệ cán bộ Hải quan sẽ đề xuất thông quan hoặc mang hàng về bảo quản (đối với hàng hóa thông quan dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng) và thông quan
- Nếu phát hiện có sai phạm sẽ đề xuất kiểm tra thực tế hàng hóa cụ thể theo các mức nêu ở trên
Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng luồng đỏ (hàng phải kiểm tra thực tế)
Kiểm tra đối chiếu hàng hóa nhập khẩu với nội dung khai trên tờ khai Hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ về tên hàng, mã số, lượng hàng, chất lượng, xuất xứ
Trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thiết thì kiểm tra toàn bộ lô hàng
Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra vào tờ khai Hải quan. Ký tên đóng dấu của các công chức kiểm tra thực tế hàng hóa vào ô “ cán bộ kiểm hóa” trên tờ khai Hải quan.
Người khai Hải quan (người đại diện) kí tên xác nhận kết quả kiểm tra
Sau khi kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với nội dung khai của người khai Hải quan thì đóng dấu, số hiệu công chức vào ô “Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan” trên tờ khai hải quan thì chuyển sang đóng thuế và thông quan
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với nội dung khai của người khai Hải quan thì Hải quan sẽ đưa ra các biện pháp sau:
+ Kiểm tra tính thuế lại và quyết định ấn định thuế hoặc + Lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm hoặc
+ Quyết định thông quan và chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa hàng về bảo quản (nếu đáp ứng được yêu cầu giám sát của Hải quan)
Vì hàng hóa đồ chơi trẻ em là mặt hàng cần phải kiểm tra chất lượng nên những lô hàng nhập đồ chơi của công ty OZ Việt Nam thường thuộc vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc làm thủ tục Hải quan và công ty cũng đã nhiều lần
49
nhập khẩu các lô hàng đồ chơi trẻ em nên các nhân viên phòng OPS rất chủ động trong việc làm việc với các cán bộ Hải quan trong quá trình kiểm tra chứng từ hay kiểm hóa sản phẩm trực tiếp đều diễn ra rất thuận lợi. Việc này một phần cũng cần nhắc đến sự cẩn thận của các nhân viên phòng CUS đã truyền tờ khai đúng tất cả các thông tin cũng như khai báo chính xác các mặt hàng, mã HS code của mặt hàng.
Bước 5: Nộp thuế, lệ phí Hải quan và nhận tờ khai Hải quan
Đây là bước cuối cùng của khâu làm thủ tục Hải quan. Sau khi hàng hóa được kiểm tra chứng từ hay kiểm định thực tế thì trước khi hàng hóa được thông quan người đại diện của công ty OZ Việt Nam là các nhân viên hiện trường sẽ nộp thuế nhập khẩu , VAT,… và lệ phí tờ khai Hải quan theo quy định của pháp luật. Nhận tờ khai Hải quan có đóng dấu đã làm thủ tục Hải quan lên mặt trước, phía trên góc trái của tờ khai và để lại một bản cho cơ quan Hải quan. Một số chi phí và thuế quan phải nộp cho lô hàng đồ chơi:
- Phí hải quan đăng kí tờ khai 20.000 đồng/tờ
- Phí quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 200.000 đồng/đơn
- Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa 200.000 đồng/tờ khai - Các loại thuế quan:
+ Thuế nhập khẩu thông thường 15% nhưng nếu có C/O form E thì còn 0% + Thuế GTGT VAT là 5%
Cuối cùng, là lấy lại cược tiền container và thông quan hàng hóa.