Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. (Trang 76 - 79)

+ Do năng lực chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo và nhân viên trong Phòng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc bố chí sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ chưa cụ thể. Theo dõi đánh giá thực hiện chương trình công tác chưa thường xuyên, kịp thời. Phương pháp làm việc chưa khoa học; Chưa tự giác trong việc học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kiến thức ngoài ngành.

+ Một phần là do các lĩnh vực đầu tư là hết sức đa dạng phong phú, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thực sự am hiểu tất cả lĩnh vực, điều này là rất khó đáp ứng bởi vì chuyên môn được đào tạo là hạn chế so với yêu cầu thực tế.

+ Nguồn cung cấp thông tin đầu vào cho việc thu thạp thông tin phục vụ thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng là không ổn định, có nhiều thông tin việc tìm địa chỉ để khai thác là rất khó, chất lượng thông tin khai thác được là không cao. Vì vậy lượng thông tin thu thập được còn nghèo nàn, chưa yên tâm cung cấp cho các đơn vị cùng khai thác.

CHƯƠNG II.

2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tác thẩm định

2.1.Giải pháp từ Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá

Nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành trong việc thực hiện chương trình công tác. Phân công rõ người, rõ việc và quy định thời gian thực hiện cụ thể. Hàng tháng, quý quyết toán việc thực hiện chương trình công tác, đánh giá nguyên nhân của những mặt làm được, chưa làm được, gắn kết quả thực hiện chương trình công tác với việc xếp loại lao động để làm căn cứ chi lương. Coi trọng công tác tự đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức ngoài ngành. Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của BGĐ, cụ thể hoá ý kiến chỉ đạo vào chương trình công tác. Phối hợp một cách có hiệu quả với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

- Đối với công tác thu thập thông tin, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở đề cương tiếp tục việc thu thập thông tin tập trung vào các nội dung sau:

+ Tập hợp các văn bản về quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, từ những nội dung này có thể tham mưu trong việc đầu tư tín dụng, có căn cứ để thẩm định sự cần thiết phải đầu tư các dự án khi khách hàng đề xuất.

+ Khai thác những tài liệu được trang bị như tờ Thông tin thị trường, công báo, tờ thông tin ứng dụng để tập hợp những văn bản có liên quan đến hoạt động NH, diễn biễn thị trường hàng hoá, cách làm hay và những cảnh báo về hoạt động tín dụng.

+ Tham khảo những sai sót qua kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kết hợp với thông tin khác để thông tin cho các NH cơ sở xem xét liên hệ.

+ Tiếp tục bổ sung thường xuyên trang thông tin giá cả; liên hệ với các sở, Ban ngành trong tỉnh để có được các định mức kinh tế kỹ thuật mới.

Hướng về cung cấp thông tin, trên cơ sở những thông tin có được từ việc thu thập trên, hàng quý Phòng sẽ biên tập các nội dung trình lãnh đạo duyệt và cung cấp cho các NH cơ sở cùng tham khảo.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w